Tin tôi đi “Ngại đi vì sợ, thì sẽ chẳng có hành trình nào được thực hiện!”
"Ngại đi vì sợ, thì sẽ chẳng có hành trình nào được thực hiện!" Đi không chỉ để đi, càng không nên là một sự thể hiện "cái tôi" của mình nhằm...
Nội dung bài viết
"Ngại đi vì sợ, thì sẽ chẳng có hành trình nào được thực hiện!" Đi không chỉ để đi, càng không nên là một sự thể hiện "cái tôi" của mình nhằm khoe khoang với người khác, mà đi là để nhìn ngắm thế giới và tìm kiếm chính mình trong dòng chảy vô tận của nó, cũng như bao kiếp đời.
Nhà báo Trương Anh Ngọc là phóng viên thời sự quốc tế, thể thao, bình luận viên bóng đá và là một nhà văn. Anh là một trong những phóng viên thể thao hàng đầu Việt Nam, cũng là bình luận viên rất được yêu thích. Anh từng có mặt tác nghiệp tại rất nhiều giải đấu quốc tế, sự kiện thể thao lớn như World Cup.
Năm 2010, anh Anh Ngọc là phóng viên Việt Nam đầu tiên và duy nhất được tạp chí France Football mời tham gia bình chọn danh hiệu Quả bóng vàng FIFA.
Anh Anh Ngọc cũng được biết đến là một người rất yêu du lịch. Anh đã ghé thăm rất nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và có hai cuốn sách viết về những trải nghiệm ở Italia và Nam Phi. Đó là: Nước Ý: Câu chuyện tình của tôi, và Phút 90+.
Tôi không phải là một chuyên gia về kinh tế, càng không phải là một nhà tư vấn du lịch, thành ra nếu ai đó hỏi tôi rằng, họ sẽ mất bao nhiêu tiền cho một chuyến đi sang Châu Âu này, nơi tôi đang sống và làm việc, tôi cũng không biết phải trả lời họ như thế nào.
Thế nhưng, thật khó không để ý khi thấy trên mạng xã hội sôi nổi bàn cãi xung quanh những câu chuyện về một cô gái nào đó lương vài triệu mà tiết kiệm được trong nhiều năm, để rồi một lúc nào đó đi chơi nhiều nước Châu Âu với vài chục triệu, một khoản chi phí mà nhiều người cho là "ít không tưởng". Trong cái thế giới dài rộng và được va đập bằng những quan điểm cá nhân nhiều chiều trên mạng xã hội, những cuộc tranh cãi như thế nhiều lắm, và dường như ngày càng trở nên nhiều hơn khi một bộ phận giới trẻ bắt đầu ngẩng mặt nhìn ra thế giới thay vì cứ cúi đầu chìm trong cuộc sống bon chen và buồn tẻ, khép kín ở nhà.
Những cuộc tranh luận luôn kéo theo hai phe và thường thì sau khi ầm ỹ một thời gian, lại chìm xuống, và sau đó trở lại, nếu như có một chuyện tương tự xảy ra. Phe "tân tiến" nói rằng, chẳng có gì là không thể và với vài chục triệu ấy, chuyện đi nước ngoài là hoàn toàn có thể. Phe "bảo thủ và hoài nghi" nói ngược lại, tuyên bố rằng, những chuyến đi như thế là "hư cấu" và không thể nào làm được. Họ đưa ra những trở ngại, mà đầu tiên là visa, sau đó luôn là tiền, tiền và tiền. Những người thuộc phe tân tiến có lẽ cũng có những người đã từng đi rồi hoặc đang muốn đi và tìm cách chứng minh rằng, việc ấy không quá phức tạp. Phe hoài nghi cũng có thể bao gồm những người đã từng đi rồi và nhận thấy trong các chi tiết của bài viết về chuyến đi của cô gái ấy có gì đó không thật, giống như rất nhiều đã từng phản biện một số chi tiết trong cuốn sách ăn khách của một cô gái trẻ cách đây vài năm.
Tôi chẳng đứng về phe nào trong số ấy, bởi tôi tin rằng, ta có đi ra ngoài thế giới hay không không phụ thuộc vào việc ta có nhiều tiền hay không (nhiều tiền thì càng tốt chứ sao, có ai ra thế giới chỉ bằng một giấc mơ tròn trịa?), mà là ta có thực sự muốn ra thế giới hay không. Đấy là điều quan trọng nhất. Đã nhiều lần các bạn trẻ hỏi tôi rằng, đi để làm gì, một khi cuộc sống ở nhà không đảm bảo, rằng làm sao có thể bỏ việc, bỏ gia đình trong những chuyến đi đầy bất trắc như thế. Đi ra thế giới với họ là một điều gì đó quá xa vời, không cần thiết và không đem lại cho họ một điều gì, ngoài những thứ rất thiệt: khoản tiền phải chi, ngoài những khoản nợ có thể phát sinh và những rủi ro có thể mắc phải trên đường đi.
Những nỗi lo ngại ấy trên thực tế là có cơ sở và hoàn toàn có thể hiểu được, nhất là với những người đã quá quen sống trong sự che chở của gia đình, sự bầu bạn của những người sống xung quanh và điều quan trọng hơn cả, những cái nhỏ nhặt và ti tiện của cuộc sống hàng ngày khiến họ không thể rời khỏi những gì thân thuộc hàng ngày được. Nhưng còn một điều khác nữa ngáng chân họ, hoặc gây trở ngại cho cả những người có tiền và muốn đi: kĩ năng đi. Kĩ năng ấy là một sự tổng hòa của nhiều yếu tố trong kĩ năng sống, trong đó có những điều cơ bản, như ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), đi xin visa, chứng minh tài chứng, sự nhạy bén trong việc sử dụng internet để tìm kiếm thông tin trên hành trình, như kiếm vé tàu hay máy bay với chi phí thấp, chỗ nghỉ qua đêm cũng như những nơi sẽ đến. Một khi bạn muốn đi rồi, có hành trình cụ thể rồi, bạn sẽ biết tính toán một cách chi li xem mình cần bao nhiêu tiền.
Không đi không biết và nếu đã ngại đi, chỉ vì sợ, thì sẽ chẳng có hành trình nào được thực hiện cả. Sáu năm trước, trong chuyến đi Nam Phi, tôi có gặp hai cô gái người Argentina. Họ rời trường đại học và sau đó đi làm, ki cóp một khoản tiền vừa đủ để thực hiện một chuyến đi khắp nơi trên thế giới. Họ đến Châu Phi, họ qua Châu Âu rồi quay về Nam Mỹ, ở mỗi nước một thời gian, kiếm sống bằng đủ cách có thể, thậm chí đã từng làm cả tình nguyện viên cho các tổ chức nhân đạo ở những nơi có chiến sự. Những kinh nghiệm sống và họ tích lũy được rất nhiều cho cuộc sống của chính họ, không phải là để trở thành những nhà văn hay nhà báo. Đơn giản là họ muốn va đập với cuộc sống này. Nhưng để có được sự va đập ấy, họ chấp nhận rời chăn ấm đệm êm và một cuộc sống bình lặng ở nhà để ra thế giới, và kĩ năng sống của họ được tích lũy qua những chuyến đi.
Những người thanh niên như hai cô gái Argentina tôi gặp ở Nam Phi cách đây 6 năm nhiều lắm. Và những gì họ từng trải qua trên đường rất khó có thể quy được ra tiền. Đấy là những bài học về cuộc sống, về văn hóa và kiến thức, kể cả những kĩ năng để tồn tại trong những hoàn cảnh không như ý. Nhìn rộng ra hơn nữa, trong một thế giới ngày càng rộng mở và những đường biên giới không còn là một sự ngăn trở lớn lao đối với những người muốn tìm hiểu nó, việc đi càng trở nên dễ dàng hơn. Du lịch, theo nhiều dạng thức khác nhau, đã trở thành một lối sống đối với không ít người. Đi không chỉ để đi, càng không nên là một sự thể hiện "cái tôi" của mình nhằm khoe khoang với người khác, mà đi là để nhìn ngắm thế giới và tìm kiếm chính mình trong dòng chảy vô tận của nó, cũng như bao kiếp đời. Đi cũng là cách để ta tự học và nhận ra là mình cần phải khiêm tốn, vì thế giới này rộng quá mà mình thì biết về nó ít quá.
Tự nhiên tôi nhớ đến những thước phim "Nhật kí trên yên xe", nhớ cảnh Che Guevarra và bạn đồng hành hăm hở rong ruổi khắp Nam Mỹ trên một chiếc xe mô tô. Họ đi, chứng kiến, trải nghiệm và rồi nhiều năm sau, Che trở thành một nhà cách mạng, một con người sống với lí tưởng chống lại cái ác và chủ nghĩa đế quốc. Câu chuyện đời ông sau đó tôi không muốn nhắc đến, tôi chỉ muốn nói một điều: Che đã sống một tuổi trẻ đầy mơ mộng và hoài bão, và chính những điều ấy đã thúc đẩy ông đi, chuyến đi đã hình thành nên con người của ông về sau. Chúng ta cũng trẻ, tại sao ta không có hoài bão để làm một điều gì đó cho đời mình và mọi người, thay vì lãng phí những năm tháng đẹp đẽ này cho những việc không đâu?
Nhà báo Trương Anh Ngọc là phóng viên thời sự quốc tế, thể thao, bình luận viên bóng đá và là một nhà văn. Anh là một trong những phóng viên thể thao hàng đầu Việt Nam, cũng là bình luận viên rất được yêu thích. Anh từng có mặt tác nghiệp tại rất nhiều giải đấu quốc tế, sự kiện thể thao lớn như World Cup.
Năm 2010, anh Anh Ngọc là phóng viên Việt Nam đầu tiên và duy nhất được tạp chí France Football mời tham gia bình chọn danh hiệu Quả bóng vàng FIFA.
Anh Anh Ngọc cũng được biết đến là một người rất yêu du lịch. Anh đã ghé thăm rất nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá và có hai cuốn sách viết về những trải nghiệm ở Italia và Nam Phi. Đó là: Nước Ý: Câu chuyện tình của tôi, và Phút 90+.
Tôi không phải là một chuyên gia về kinh tế, càng không phải là một nhà tư vấn du lịch, thành ra nếu ai đó hỏi tôi rằng, họ sẽ mất bao nhiêu tiền cho một chuyến đi sang Châu Âu này, nơi tôi đang sống và làm việc, tôi cũng không biết phải trả lời họ như thế nào.
Thế nhưng, thật khó không để ý khi thấy trên mạng xã hội sôi nổi bàn cãi xung quanh những câu chuyện về một cô gái nào đó lương vài triệu mà tiết kiệm được trong nhiều năm, để rồi một lúc nào đó đi chơi nhiều nước Châu Âu với vài chục triệu, một khoản chi phí mà nhiều người cho là "ít không tưởng". Trong cái thế giới dài rộng và được va đập bằng những quan điểm cá nhân nhiều chiều trên mạng xã hội, những cuộc tranh cãi như thế nhiều lắm, và dường như ngày càng trở nên nhiều hơn khi một bộ phận giới trẻ bắt đầu ngẩng mặt nhìn ra thế giới thay vì cứ cúi đầu chìm trong cuộc sống bon chen và buồn tẻ, khép kín ở nhà.
Những cuộc tranh luận luôn kéo theo hai phe và thường thì sau khi ầm ỹ một thời gian, lại chìm xuống, và sau đó trở lại, nếu như có một chuyện tương tự xảy ra. Phe "tân tiến" nói rằng, chẳng có gì là không thể và với vài chục triệu ấy, chuyện đi nước ngoài là hoàn toàn có thể. Phe "bảo thủ và hoài nghi" nói ngược lại, tuyên bố rằng, những chuyến đi như thế là "hư cấu" và không thể nào làm được. Họ đưa ra những trở ngại, mà đầu tiên là visa, sau đó luôn là tiền, tiền và tiền. Những người thuộc phe tân tiến có lẽ cũng có những người đã từng đi rồi hoặc đang muốn đi và tìm cách chứng minh rằng, việc ấy không quá phức tạp. Phe hoài nghi cũng có thể bao gồm những người đã từng đi rồi và nhận thấy trong các chi tiết của bài viết về chuyến đi của cô gái ấy có gì đó không thật, giống như rất nhiều đã từng phản biện một số chi tiết trong cuốn sách ăn khách của một cô gái trẻ cách đây vài năm.
Tôi chẳng đứng về phe nào trong số ấy, bởi tôi tin rằng, ta có đi ra ngoài thế giới hay không không phụ thuộc vào việc ta có nhiều tiền hay không (nhiều tiền thì càng tốt chứ sao, có ai ra thế giới chỉ bằng một giấc mơ tròn trịa?), mà là ta có thực sự muốn ra thế giới hay không. Đấy là điều quan trọng nhất. Đã nhiều lần các bạn trẻ hỏi tôi rằng, đi để làm gì, một khi cuộc sống ở nhà không đảm bảo, rằng làm sao có thể bỏ việc, bỏ gia đình trong những chuyến đi đầy bất trắc như thế. Đi ra thế giới với họ là một điều gì đó quá xa vời, không cần thiết và không đem lại cho họ một điều gì, ngoài những thứ rất thiệt: khoản tiền phải chi, ngoài những khoản nợ có thể phát sinh và những rủi ro có thể mắc phải trên đường đi.
Những nỗi lo ngại ấy trên thực tế là có cơ sở và hoàn toàn có thể hiểu được, nhất là với những người đã quá quen sống trong sự che chở của gia đình, sự bầu bạn của những người sống xung quanh và điều quan trọng hơn cả, những cái nhỏ nhặt và ti tiện của cuộc sống hàng ngày khiến họ không thể rời khỏi những gì thân thuộc hàng ngày được. Nhưng còn một điều khác nữa ngáng chân họ, hoặc gây trở ngại cho cả những người có tiền và muốn đi: kĩ năng đi. Kĩ năng ấy là một sự tổng hòa của nhiều yếu tố trong kĩ năng sống, trong đó có những điều cơ bản, như ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh), đi xin visa, chứng minh tài chứng, sự nhạy bén trong việc sử dụng internet để tìm kiếm thông tin trên hành trình, như kiếm vé tàu hay máy bay với chi phí thấp, chỗ nghỉ qua đêm cũng như những nơi sẽ đến. Một khi bạn muốn đi rồi, có hành trình cụ thể rồi, bạn sẽ biết tính toán một cách chi li xem mình cần bao nhiêu tiền.
Không đi không biết và nếu đã ngại đi, chỉ vì sợ, thì sẽ chẳng có hành trình nào được thực hiện cả. Sáu năm trước, trong chuyến đi Nam Phi, tôi có gặp hai cô gái người Argentina. Họ rời trường đại học và sau đó đi làm, ki cóp một khoản tiền vừa đủ để thực hiện một chuyến đi khắp nơi trên thế giới. Họ đến Châu Phi, họ qua Châu Âu rồi quay về Nam Mỹ, ở mỗi nước một thời gian, kiếm sống bằng đủ cách có thể, thậm chí đã từng làm cả tình nguyện viên cho các tổ chức nhân đạo ở những nơi có chiến sự. Những kinh nghiệm sống và họ tích lũy được rất nhiều cho cuộc sống của chính họ, không phải là để trở thành những nhà văn hay nhà báo. Đơn giản là họ muốn va đập với cuộc sống này. Nhưng để có được sự va đập ấy, họ chấp nhận rời chăn ấm đệm êm và một cuộc sống bình lặng ở nhà để ra thế giới, và kĩ năng sống của họ được tích lũy qua những chuyến đi.
Những người thanh niên như hai cô gái Argentina tôi gặp ở Nam Phi cách đây 6 năm nhiều lắm. Và những gì họ từng trải qua trên đường rất khó có thể quy được ra tiền. Đấy là những bài học về cuộc sống, về văn hóa và kiến thức, kể cả những kĩ năng để tồn tại trong những hoàn cảnh không như ý. Nhìn rộng ra hơn nữa, trong một thế giới ngày càng rộng mở và những đường biên giới không còn là một sự ngăn trở lớn lao đối với những người muốn tìm hiểu nó, việc đi càng trở nên dễ dàng hơn. Du lịch, theo nhiều dạng thức khác nhau, đã trở thành một lối sống đối với không ít người. Đi không chỉ để đi, càng không nên là một sự thể hiện "cái tôi" của mình nhằm khoe khoang với người khác, mà đi là để nhìn ngắm thế giới và tìm kiếm chính mình trong dòng chảy vô tận của nó, cũng như bao kiếp đời. Đi cũng là cách để ta tự học và nhận ra là mình cần phải khiêm tốn, vì thế giới này rộng quá mà mình thì biết về nó ít quá.
Tự nhiên tôi nhớ đến những thước phim "Nhật kí trên yên xe", nhớ cảnh Che Guevarra và bạn đồng hành hăm hở rong ruổi khắp Nam Mỹ trên một chiếc xe mô tô. Họ đi, chứng kiến, trải nghiệm và rồi nhiều năm sau, Che trở thành một nhà cách mạng, một con người sống với lí tưởng chống lại cái ác và chủ nghĩa đế quốc. Câu chuyện đời ông sau đó tôi không muốn nhắc đến, tôi chỉ muốn nói một điều: Che đã sống một tuổi trẻ đầy mơ mộng và hoài bão, và chính những điều ấy đã thúc đẩy ông đi, chuyến đi đã hình thành nên con người của ông về sau. Chúng ta cũng trẻ, tại sao ta không có hoài bão để làm một điều gì đó cho đời mình và mọi người, thay vì lãng phí những năm tháng đẹp đẽ này cho những việc không đâu?