Chuyện tình huyền thoại của ông Lý Quang Diệu
Hơn ba mươi năm đứng đầu Chính phủ Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa mức thu nhập bình quân tính theo đầu người của người dân Singapore lên...
Nội dung bài viết
Hơn ba mươi năm đứng đầu Chính phủ Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa mức thu nhập bình quân tính theo đầu người của người dân Singapore lên hàng cao nhất thế giới. Điều đó khẳng định ông có cách điều hành đất nước rất thực tế.
Ấy vậy mà, chuyện tình của ông với người vợ Kha Ngọc Chi lại có nhiều yếu tố lãng mạn, đầy ắp những kỷ niệm và chan chứa tình cảm, có thể xếp vào loại rất đỗi “thi vị” như thể đã từng xảy ra với một số thi nhân các nước phương Tây thế kỷ XIX.
Đời người vốn ngắn ngủi, ông Lý đã theo bà Kha trở về với cát bụi, nhưng chuyện tình đẹp của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Không sai nếu nói rằng chuyện tình của người sáng lập nên đào quốc Sư tử lãng mạn và thi vị không thua kém bất cứ một thiên tình sử nào trên màn bạc. Họ đến với nhau theo đúng với cái nghĩa duyên phận, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên.
Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi thời trẻ.
Thuở ban đầu, họ là đôi bạn cùng theo học luật tại trường Đại học Raffles. Cuối học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất, chàng sinh viên Lý Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. Với chàng, điều đó không có gì ngạc nhiên như cái sự nghiễm nhiên nó phải thế.
Tuy nhiên, đã có kẻ dám “đánh” vào niềm kiêu hãnh ấy của chàng. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, ông Lý Quang Diệu kể trong hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 -1965 đã được xuất bản năm 1998.
Nhưng chính bản thân chàng trai họ Lý cũng chẳng thể nào lý giải được lý lẽ của trái tim mình, khi để cám xúc của mình với cô nàng họ Kha ấy, chuyển hướng 360 độ, từ khó chịu sang cảm phục, thương mến rồi... yêu.
Khi tình cảm của mình được người bạn gái nồng nhiệt đáp lại, Lý Quang Diệu cảm thấy cuộc đời tràn đầy hưng phấn.
Đã có lúc, trong cảnh hoàng hôn đang dần dần bao trùm lên cảnh vật, Lý Quang Diệu ghé tai Kha Ngọc Chi đọc cho cô nghe một bài thơ tình nồng thắm anh vừa sáng tác.
Trước đây, gia đình Kha Ngọc Chi từng ép cô phải kết hôn với một người. Kha Ngọc Chi đã nhất quyết khước từ và cô nhớ rằng, cô đã vừa khóc vừa thông báo cho Lý Quang Diệu tin này.
Vợ chồng ông Lý tổ chức đám cưới khi cả hai trở về Singapore năm 1950. Ảnh: AsiaOne
Đó có lẽ là lúc cô cảm thấy trái tim cô đã thuộc về Lý Quang Diệu. Với cả hai con người tài năng và giàu cá tính ấy, đã yêu rồi là yêu quyết liệt, bất chấp mọi cấm cứ, ngăn cản và khoảng cách giàu nghèo.
Dù tồn tại khoảng cách tuổi tác (Kha Ngọc Chi lớn hơn Ly Quang Diệu hai tuổi rưỡi) nhưng theo nhận xét của Kha Ngọc Chi thì trí tuệ của Lý Quang Diệu phát triển hơn bà cả... mấy mươi năm.
Chính sự chân thành, mạnh mẽ và kiên định đã khiến họ quyết tâm gắn cuộc đời mình với nhau bằng mọi giá.
Tháng 9,1946, Lý Quang Diệu sang Anh du học tại Trường Đại học Cambridge danh giá.
Tháng 7.1947, Kha Ngọc Chi cũng giành được học bổng du học ở Cambridge. Một chi tiết rất đặc biệt trong mối quan hệ của Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi là hai người tự tổ chức lễ đính hôn trong một nhà hàng nhỏ ở Stratford-upon-Avon vào tháng 12.1947.
Khi về Singapore, chàng trai đến nhà “nhạc phụ” xin cưới con gái của ông khiến cả nhà được phen... hết hồn.
Và mãi tới ngày 30.9.1950, hai người mớí thực sự có nhau trong một hôn lễ chính thức, với sự có mặt và chúc phúc của bố mẹ, họ hàng hai bên.
Sau khi lập gia đình một thời gian, Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng Singapore năm 1959 khi mới 36 tuổi.
Điều đặc biệt là trong vai trò Đệ nhất phu nhân, Kha Ngọc Chi lại không hề tham gia vào công việc triều chính, chỉ một lòng tận tụy phục vụ chồng con trong những việc nội trợ đời thường.
Kha Ngọc Chi luôn là nguồn động viên, an ủi lớn lao đối với chồng. Cùng tốt nghiệp ngành luật, nếu như trong các mối quan hệ, Lý Quang Diệu luôn dựa vào lý lẽ, thì trái lại, Kha Ngọc Chi lại dựa vào linh cảm nhiều hơn.
Về mặt này, theo nhìn nhận của chính Lý Quang Diệu thì “Chi luôn luôn đúng khi nhìn nhận một con người” và “Tôi rất coi trọng ý kiến của vợ mình trong chuyện đối nhân xử thế”.
Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả ba người đều học rất giỏi và nhanh chóng gây dựng được sự nghiệp lớn: Hiển Long hiện nay là đương kim Thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân thành đạt.
Sau Thế chiến 2, tình hình thế giới biến chuyển dồn dập và Singapore cũng không phải ngoại lệ, nhất là khi Lý Quang Diệu cùng các đồng chí tham gia thành lập đảng chính trị PAP.
Giữa những lúc tình hình căng thẳng nhất, Lý Quang Diệu thường lái xe đưa vợ con lên cao nguyên Cameroon ở Malaysia để nghỉ ngơi và cũng để tránh những tai tiếng, ảnh hưởng chính trị.
Cựu Thủ tướng cùng vợ rất mực yêu thương con cái, luôn dạy các con cách hành xử đúng, sống có kỷ luật, biết kính trên nhường dưới cho dù khi chào đời đã là “con Thủ tướng”.
Hai người không muốn con cái ỷ thế bố mẹ mà biết tự đi trên đôi chân của chính mình. Vi vậy, Lý Quang Diệu, sau khi nhậm chức Thủ tướng, đã quyết định không để gia đình sống trong khu vực dành cho giới chính khách, vì lo ngại ở trong “môi trường chính tri” sẽ làm sai lệch cách nhìn của lũ trẻ về cuộc sống.
Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi
Nhiều người trên thế giới biết đến Lý Quang Diệu như một chính khách và là một bộ óc kinh tế lỗi lạc, có chút khô cằn và độc đoán.
Thế nhưng mỗi đêm, ông Lý thường đến ngồi bên người vợ để kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe, kể từ sau cơn đột quị khủng khiếp vào ngày 12.5.2008 đã khiến người phụ nữ của đời ông phải nằm liệt giường và không thể nói được nữa.
Đó thực sự là nhũng phút giây tĩnh lặng trong đời hai con người, mang về ký ức những ngày đẹp nhất họ ở bên nhau.
Bỏ đi những bộn bề công việc, Lý Quang Diệu trở lại hình ảnh chàng trai tuổi thanh xuân đem lòng yêu cô gái họ Kha, để rồi trải qua những biến cố thăng trầm mới chạm tới bến bờ hạnh phúc.
Ông từng nói: “Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước. Vì vậy tôi nói với bà ấy rằng, tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi: Hãy cứ yêu nhau đi, gìn giữ và vun đắp cho tình thêm nảy nở. Chẳng sợ khó khăn, chẳng ngại đau khổ...”.
Trong đại gia đình họ Lý, Quang Diệu là người đau khổ nhất trước tình cảnh của Kha Ngọc Chi, nhưng chỉ âm thầm chịu đựng mỗi ngày.
Khi bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình và ăn ngon lành.
Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông.
Lý Quang Diệu luôn hiểu hơn bất cứ ai hết về nghĩa tình vợ chồng bao năm qua của đời mình: để người mình yêu ra đi trong thanh thản, nhưng rồi sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Nỗi đau tinh thần cứ thế dày vò ông.
Trong các cuốn hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu không bao giờ quên nhấn mạnh rằng trong cuộc đời ông, may mắn lớn nhất không phải là trở thành một chính khách mà là có bên mình một người vợ “mẫu mực và thuần khiết”, luôn ý thức mình là người“nội tướng” đảm đang để chồng “ra quân” trăm trận trăm thắng.
Với ông Lý, bà Kha là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”.
Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước.
Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 -1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông, bằng trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người.
Nhưng tất cả chừng ấy chưa đủ để cuộc tình Lý Quang Diệu - Kha Ngọc Chi “xứng tầm” huyền thoại.
Phần đáng giá nhất của cuộc tình này lại nằm ở đoạn kết, khi mà cả hai nhân vật chính đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, sức đã tàn, lực đã kiệt nhưng cái tình họ dành cho nhau thì thật đáng nể phục.
Từ khi bà Kha Ngọc Chi bị đột quị cho đến ngày qua đời, cựu Thủ tướng trở thành một người chồng hết sức chu đáo, chăm lo miếng ăn giấc ngủ cho vợ. Ông đã làm tấ cả những gì tốt nhất cho bà, không để nỗi đau quật ngã mình và rằng “chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi”.
5 giờ 40 phút chiều 2.10.2010, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng.
Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý Quang Diệu bước từng bước chậm chạp đến bên bà.
Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài hồi lâu. Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông này.
Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hòa táng, ông Lý đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, lặp lại nụ hôn từng trao cho bà ở hôn lễ cách đây 50 năm, rồi khó nhọc đứng dậy và lặng lẽ quay đi.
Ông Lý nhìn mặt vợ lần cuối trong lễ tang của bà Chi tháng 10/2010. Ảnh: Mothership.sg.
Ổng Lý đã kết thúc bài điếu văn bà Kha bằng những câu chữ khiến mỗi người đều phải rơi lệ:
“...Hơn ba-phần-tư đời người tôi có bà, và bà có tôi. Sự ra đi của bà đã để lại trong tôi một nỗi đau không thể diễn tả thành lời... Bà đã chia sẻ với tôi ước nguyện cuối cùng, bà nhờ tôi dặn các con đặt hộp tro của chúng tôi bên cạnh nhau, cũng như tôi và bà đã ở bên nhau suốt cả đời này vậy... Bà đã sống một cuộc sống tràn hơi ấm tình thương và đầy ý nghĩa. Có lẽ tôi nên cảm thấy được an ủi vì những gì bà đã làm đươc suốt 90 năm qua. Nhưng giờ đây, trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi lại nặng trĩu nỗi buồn...".
Đời người vốn ngắn ngủi, ông Lý đã theo bà Kha trở về với cát bụi, nhưng chuyện tình đẹp của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.
Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Không sai nếu nói rằng chuyện tình của người sáng lập nên đào quốc Sư tử lãng mạn và thi vị không thua kém bất cứ một thiên tình sử nào trên màn bạc. Họ đến với nhau theo đúng với cái nghĩa duyên phận, trai anh hùng gặp gái thuyền quyên.
Ông Lý Quang Diệu và bà Kha Ngọc Chi thời trẻ.
Thuở ban đầu, họ là đôi bạn cùng theo học luật tại trường Đại học Raffles. Cuối học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất, chàng sinh viên Lý Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. Với chàng, điều đó không có gì ngạc nhiên như cái sự nghiễm nhiên nó phải thế.
Tuy nhiên, đã có kẻ dám “đánh” vào niềm kiêu hãnh ấy của chàng. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, ông Lý Quang Diệu kể trong hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 -1965 đã được xuất bản năm 1998.
Nhưng chính bản thân chàng trai họ Lý cũng chẳng thể nào lý giải được lý lẽ của trái tim mình, khi để cám xúc của mình với cô nàng họ Kha ấy, chuyển hướng 360 độ, từ khó chịu sang cảm phục, thương mến rồi... yêu.
Khi tình cảm của mình được người bạn gái nồng nhiệt đáp lại, Lý Quang Diệu cảm thấy cuộc đời tràn đầy hưng phấn.
Đã có lúc, trong cảnh hoàng hôn đang dần dần bao trùm lên cảnh vật, Lý Quang Diệu ghé tai Kha Ngọc Chi đọc cho cô nghe một bài thơ tình nồng thắm anh vừa sáng tác.
Trước đây, gia đình Kha Ngọc Chi từng ép cô phải kết hôn với một người. Kha Ngọc Chi đã nhất quyết khước từ và cô nhớ rằng, cô đã vừa khóc vừa thông báo cho Lý Quang Diệu tin này.
Vợ chồng ông Lý tổ chức đám cưới khi cả hai trở về Singapore năm 1950. Ảnh: AsiaOne
Đó có lẽ là lúc cô cảm thấy trái tim cô đã thuộc về Lý Quang Diệu. Với cả hai con người tài năng và giàu cá tính ấy, đã yêu rồi là yêu quyết liệt, bất chấp mọi cấm cứ, ngăn cản và khoảng cách giàu nghèo.
Dù tồn tại khoảng cách tuổi tác (Kha Ngọc Chi lớn hơn Ly Quang Diệu hai tuổi rưỡi) nhưng theo nhận xét của Kha Ngọc Chi thì trí tuệ của Lý Quang Diệu phát triển hơn bà cả... mấy mươi năm.
Chính sự chân thành, mạnh mẽ và kiên định đã khiến họ quyết tâm gắn cuộc đời mình với nhau bằng mọi giá.
Tháng 9,1946, Lý Quang Diệu sang Anh du học tại Trường Đại học Cambridge danh giá.
Tháng 7.1947, Kha Ngọc Chi cũng giành được học bổng du học ở Cambridge. Một chi tiết rất đặc biệt trong mối quan hệ của Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi là hai người tự tổ chức lễ đính hôn trong một nhà hàng nhỏ ở Stratford-upon-Avon vào tháng 12.1947.
Khi về Singapore, chàng trai đến nhà “nhạc phụ” xin cưới con gái của ông khiến cả nhà được phen... hết hồn.
Và mãi tới ngày 30.9.1950, hai người mớí thực sự có nhau trong một hôn lễ chính thức, với sự có mặt và chúc phúc của bố mẹ, họ hàng hai bên.
Sau khi lập gia đình một thời gian, Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng Singapore năm 1959 khi mới 36 tuổi.
Điều đặc biệt là trong vai trò Đệ nhất phu nhân, Kha Ngọc Chi lại không hề tham gia vào công việc triều chính, chỉ một lòng tận tụy phục vụ chồng con trong những việc nội trợ đời thường.
Kha Ngọc Chi luôn là nguồn động viên, an ủi lớn lao đối với chồng. Cùng tốt nghiệp ngành luật, nếu như trong các mối quan hệ, Lý Quang Diệu luôn dựa vào lý lẽ, thì trái lại, Kha Ngọc Chi lại dựa vào linh cảm nhiều hơn.
Về mặt này, theo nhìn nhận của chính Lý Quang Diệu thì “Chi luôn luôn đúng khi nhìn nhận một con người” và “Tôi rất coi trọng ý kiến của vợ mình trong chuyện đối nhân xử thế”.
Ông Lý cùng vợ và các con. Ảnh: AsiaOne.
Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày màu nhiệm nhất trong năm âm lịch, ngày thứ 15 của kỳ trăng đầu tiên trong năm con rồng. “Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển”.Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả ba người đều học rất giỏi và nhanh chóng gây dựng được sự nghiệp lớn: Hiển Long hiện nay là đương kim Thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân thành đạt.
Sau Thế chiến 2, tình hình thế giới biến chuyển dồn dập và Singapore cũng không phải ngoại lệ, nhất là khi Lý Quang Diệu cùng các đồng chí tham gia thành lập đảng chính trị PAP.
Giữa những lúc tình hình căng thẳng nhất, Lý Quang Diệu thường lái xe đưa vợ con lên cao nguyên Cameroon ở Malaysia để nghỉ ngơi và cũng để tránh những tai tiếng, ảnh hưởng chính trị.
Cựu Thủ tướng cùng vợ rất mực yêu thương con cái, luôn dạy các con cách hành xử đúng, sống có kỷ luật, biết kính trên nhường dưới cho dù khi chào đời đã là “con Thủ tướng”.
Hai người không muốn con cái ỷ thế bố mẹ mà biết tự đi trên đôi chân của chính mình. Vi vậy, Lý Quang Diệu, sau khi nhậm chức Thủ tướng, đã quyết định không để gia đình sống trong khu vực dành cho giới chính khách, vì lo ngại ở trong “môi trường chính tri” sẽ làm sai lệch cách nhìn của lũ trẻ về cuộc sống.
Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi
Nhiều người trên thế giới biết đến Lý Quang Diệu như một chính khách và là một bộ óc kinh tế lỗi lạc, có chút khô cằn và độc đoán.
Thế nhưng mỗi đêm, ông Lý thường đến ngồi bên người vợ để kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe, kể từ sau cơn đột quị khủng khiếp vào ngày 12.5.2008 đã khiến người phụ nữ của đời ông phải nằm liệt giường và không thể nói được nữa.
Đó thực sự là nhũng phút giây tĩnh lặng trong đời hai con người, mang về ký ức những ngày đẹp nhất họ ở bên nhau.
Bỏ đi những bộn bề công việc, Lý Quang Diệu trở lại hình ảnh chàng trai tuổi thanh xuân đem lòng yêu cô gái họ Kha, để rồi trải qua những biến cố thăng trầm mới chạm tới bến bờ hạnh phúc.
Ông từng nói: “Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước. Vì vậy tôi nói với bà ấy rằng, tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi: Hãy cứ yêu nhau đi, gìn giữ và vun đắp cho tình thêm nảy nở. Chẳng sợ khó khăn, chẳng ngại đau khổ...”.
Trong đại gia đình họ Lý, Quang Diệu là người đau khổ nhất trước tình cảnh của Kha Ngọc Chi, nhưng chỉ âm thầm chịu đựng mỗi ngày.
Khi bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình và ăn ngon lành.
Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông.
Lý Quang Diệu luôn hiểu hơn bất cứ ai hết về nghĩa tình vợ chồng bao năm qua của đời mình: để người mình yêu ra đi trong thanh thản, nhưng rồi sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Nỗi đau tinh thần cứ thế dày vò ông.
Trong các cuốn hồi ký của mình, ông Lý Quang Diệu không bao giờ quên nhấn mạnh rằng trong cuộc đời ông, may mắn lớn nhất không phải là trở thành một chính khách mà là có bên mình một người vợ “mẫu mực và thuần khiết”, luôn ý thức mình là người“nội tướng” đảm đang để chồng “ra quân” trăm trận trăm thắng.
Với ông Lý, bà Kha là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”.
Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước.
Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 -1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông, bằng trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người.
Nhưng tất cả chừng ấy chưa đủ để cuộc tình Lý Quang Diệu - Kha Ngọc Chi “xứng tầm” huyền thoại.
Phần đáng giá nhất của cuộc tình này lại nằm ở đoạn kết, khi mà cả hai nhân vật chính đã bước qua cái tuổi xưa nay hiếm, sức đã tàn, lực đã kiệt nhưng cái tình họ dành cho nhau thì thật đáng nể phục.
Từ khi bà Kha Ngọc Chi bị đột quị cho đến ngày qua đời, cựu Thủ tướng trở thành một người chồng hết sức chu đáo, chăm lo miếng ăn giấc ngủ cho vợ. Ông đã làm tấ cả những gì tốt nhất cho bà, không để nỗi đau quật ngã mình và rằng “chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi”.
5 giờ 40 phút chiều 2.10.2010, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng.
Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý Quang Diệu bước từng bước chậm chạp đến bên bà.
Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài hồi lâu. Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông này.
Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hòa táng, ông Lý đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, lặp lại nụ hôn từng trao cho bà ở hôn lễ cách đây 50 năm, rồi khó nhọc đứng dậy và lặng lẽ quay đi.
Ông Lý nhìn mặt vợ lần cuối trong lễ tang của bà Chi tháng 10/2010. Ảnh: Mothership.sg.
Ổng Lý đã kết thúc bài điếu văn bà Kha bằng những câu chữ khiến mỗi người đều phải rơi lệ:
“...Hơn ba-phần-tư đời người tôi có bà, và bà có tôi. Sự ra đi của bà đã để lại trong tôi một nỗi đau không thể diễn tả thành lời... Bà đã chia sẻ với tôi ước nguyện cuối cùng, bà nhờ tôi dặn các con đặt hộp tro của chúng tôi bên cạnh nhau, cũng như tôi và bà đã ở bên nhau suốt cả đời này vậy... Bà đã sống một cuộc sống tràn hơi ấm tình thương và đầy ý nghĩa. Có lẽ tôi nên cảm thấy được an ủi vì những gì bà đã làm đươc suốt 90 năm qua. Nhưng giờ đây, trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi lại nặng trĩu nỗi buồn...".