Sự thật về buồng trứng chị em nên biết
Sự thật về buồng trứng chị em nên biết. Buồng trứng không chỉ là một bộ phận sinh sản của cơ thể mà còn ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà chị em có thể chưa biết.
Nội dung bài viết
Sự thật về buồng trứng chị em nên biết
Buồng trứng sản sinh lượng hormone nhiều nhất cơ thể
Buồng trứng là nơi sản sinh estrogen và progesterone chủ yếu cho cơ thể. Hai loại hormone này chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển cơ thể nữ giới trong quá trình dậy thì như gia tăng kích thước vòng 1, khởi tạo chu kỳ kinh nguyệt hoặc phát triển vòng 3.
Deborah Levy, tiến sĩ phụ khoa kiêm chuyên gia tư vấn tại trung tâm Carrington Farms cho biết: "Hai loại hormone này cũng tham gia vào quá trình hình thành tử cung, đảm bảo việc thụ thai diễn ra thuận lợi. Không chỉ vậy, những loại hormone này còn kích thích ham muốn và tạo nên khoái cảm trong cuộc yêu. Estrogen và progesteron cũng tham gia vào hoạt động của một số hoạt động khác trong cơ thể như đảm bảo insulin luôn ổn định".
Buồng trứng có khả năng thay đổi kích thước
Không như phần lớn những bộ phận cơ thể khác, buồng trứng không bị giới hạn ở một kích thước nhất định. Trong quá trình phát triển của cơ thể, khu vực này thay đổi kích thước rất nhiều lần. Alyssa Dweck, trợ lý y khoa các vấn đề phần phụ tại Đại học Mount Sinai cho biết, sự thay đổi của khu vực này có thể nhận thấy rõ ràng nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường cứ mỗi tháng một lần, kích thước của chúng lại tăng lên, đảm bảo quá trình rụng trứng diễn ra một cách thuận lợi.
Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra tạm thời bởi sau khi quá trình kết thúc, buồng trứng sẽ trở lại kích cỡ tự nhiên vốn có. Hiện tượng này chính thức kết thúc khi bạn đã mãn kinh
Buồng trứng sản sinh lượng hormone nhiều nhất cơ thể
Buồng trứng là nơi sản sinh estrogen và progesterone chủ yếu cho cơ thể. Hai loại hormone này chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển cơ thể nữ giới trong quá trình dậy thì như gia tăng kích thước vòng 1, khởi tạo chu kỳ kinh nguyệt hoặc phát triển vòng 3.
Deborah Levy, tiến sĩ phụ khoa kiêm chuyên gia tư vấn tại trung tâm Carrington Farms cho biết: "Hai loại hormone này cũng tham gia vào quá trình hình thành tử cung, đảm bảo việc thụ thai diễn ra thuận lợi. Không chỉ vậy, những loại hormone này còn kích thích ham muốn và tạo nên khoái cảm trong cuộc yêu. Estrogen và progesteron cũng tham gia vào hoạt động của một số hoạt động khác trong cơ thể như đảm bảo insulin luôn ổn định".
Buồng trứng có khả năng thay đổi kích thước
Không như phần lớn những bộ phận cơ thể khác, buồng trứng không bị giới hạn ở một kích thước nhất định. Trong quá trình phát triển của cơ thể, khu vực này thay đổi kích thước rất nhiều lần. Alyssa Dweck, trợ lý y khoa các vấn đề phần phụ tại Đại học Mount Sinai cho biết, sự thay đổi của khu vực này có thể nhận thấy rõ ràng nhất theo chu kỳ kinh nguyệt. Thông thường cứ mỗi tháng một lần, kích thước của chúng lại tăng lên, đảm bảo quá trình rụng trứng diễn ra một cách thuận lợi.
Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra tạm thời bởi sau khi quá trình kết thúc, buồng trứng sẽ trở lại kích cỡ tự nhiên vốn có. Hiện tượng này chính thức kết thúc khi bạn đã mãn kinh
>>> Xem thêm: Những kiểu giày lười nam của aKmen sẽ mang lại cho chàng tự tin
- Giày boot nam cá tính
- Giày thể thao nam hàng hiệu
Buồng trứng có thể bị ảnh hưởng bởi stress
Khi cơ thể phải chịu áp lực lớn ví dụ như thay đổi môi trường làm việc, căng thẳng trong công việc hoặc một sự cố bất thường trong đời sống, những cơ quan trong cơ thể bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Kenneth Offit, Trưởng ban tâm lý tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), cho biết, tương tự như khiến bạn sút cân nhanh chóng, stress cũng có khả năng làm hoạt động của buồng trứng bị gián đoạn. Hiện tượng này sẽ gây nên chu kỳ kinh nguyệt thất thường và không đều.
Số lượng trứng là có hạn
Vào tháng thứ năm của thời kỳ thai nghén, buồng trứng bào thai có khoảng 7 triệu trứng. Nhưng khi sinh ra, buồng trứng bé gái chỉ chứa khoảng 2 triệu trứng, đến tuổi dậy thì còn khoảng 400.000 trứng.
Ngay sau khi sinh ra, số trứng đã phát triển đầy đủ và từ đó không tiếp tục sản sinh trứng mới. Đến khi dậy thì, nhiều trứng tiêu đi do hiện tượng thoái hóa, cuối cùng bị loại bỏ. Quá trình này tiếp diễn cả cuộc đời, kể cả khi có thai.
Rụng trứng có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
Sự rụng trứng diễn ra hàng tháng, nó xảy ra ngay cả khi chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện. Và chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể xuất hiện khi không có sự rụng trứng.
Sau khi rụng, trứng chỉ có 12-24 giờ để thụ thai
Một quả trứng chỉ có thể "sống" từ 12-24 giờ sau khi rời khỏi buồng trứng. Nếu trứng gặp tinh trùng thì có thể dẫn đến thụ thai. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh, nó sẽ tan rã và được hấp thụ vào lớp niêm mạc tử cung, chuyển sang thành kinh nguyệt.
Ham muốn tình dục tăng lên trong thời gian rụng trứng
Nhiều phụ nữ cảm thấy mình có ham muốn tình dục tăng lên trong vài ngày trước và trong những ngày rụng trứng. Nhiều nghiên cứu cho rằng đó là do lượng nội tiết tố estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng lên, chi phối tâm trạng, cảm xúc.
Ngoài tình trạng tăng ham muốn, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy nhiều chị em có xu hướng đẹp, quyến rũ hơn trong những người rụng trứng. Đây có thể là lý do khiến "đối tác" của họ bị cuốn hút và kết quả là khả năng thụ thai cũng cao hơn.