Cách “chữa cháy” nhanh 10 vấn đề sức khỏe mà phụ nữ hay gặp nhất
Chắc bạn đã nghe ra rả về các bệnh thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú, loãng xương, bệnh tim... nhưng còn những bệnh vặt hàng ngày thì sao? Chuyện ai cũng cho là nhỏ, cố gắng phớt lờ nhưng chúng...
Nội dung bài viết
Chắc bạn đã nghe ra rả về các bệnh thường gặp ở phụ nữ như ung thư vú, loãng xương, bệnh tim... nhưng còn những bệnh vặt hàng ngày thì sao? Chuyện ai cũng cho là nhỏ, cố gắng phớt lờ nhưng chúng lại gây không ít phiền toái.
Ít khi người ta đi khám bác sĩ vì những vấn đề lặt vặt này. Điều đó không đồng nghĩa là chúng không khiến bạc bực bội, đau đớn. Vậy làm sao để giải quyết 10 vấn đề sức khỏe mà ai cũng vướng phải?
1. Khó chịu ngày đèn đỏ
Theo Cơ quan sức khỏe phụ nữ Mỹ, 85% phụ nữ phải gánh chịu ít nhất 1 triệu chứng trong suốt chu kỳ kinh của họ. Các triệu chứng này có thể là nổi mụn, đau tức ngực, đầy hơi, đau bụng, đau đầu, đói, tâm trạng cáu gắt, lo lắng, trầm cảm, khó ngủ, mệt mỏi và thậm chí là ra máu nhiều bất thường.
Để giảm thiểu các triệu chứng này, lời khuyên là bạn hãy giảm nạp đường, muối, caffeine và rượu. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình trạng đau bụng kinh hay chuột rút. Tập thể dục đều đặn, bổ sung canxi và vitamin nhóm B cũng giúp tâm trạng của bạn tươi tỉnh hơn, đẩy lùi chứng trầm cảm và lo lắng.
2. Đau bụng kinh
Để nhanh hết đau bụng, bạn có thể uống thuốc giảm đau, kết hợp với việc lăn một chai nước ấm lên bụng. Đau bụng kinh xảy ra do các cơ ở tử cung siết chặt lại, nên bạn có thể đối phó với đau bụng kinh như cách bạn vẫn làm khi bị đau cơ do tập thể dục.
Nếu muốn một phương pháp tự nhiên hơn, tiến sĩ Susan Lark, tác giải cuốn Dr. Susan’s Solutions: The Menstrual Cramps Cure, khuyên bạn: Ngồi xếp bằng trên một tấm thảm hay nệm, hai lòng bàn chân chụm vào nhau, dùng ngón cái massage phần hõm chân trong 3 phút. Phương pháp ấn huyệt này sẽ giúp tiết ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau tự nhiên. Nếu thường xuyên đau quặn trong kì kinh, bạn nên đi khám xem có mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung không.
3. Lở miệng
Đây có lẽ là một trong những căn bệnh vặt đáng ghét nhất với tỉ lệ người bị tái đi tái lại cao nhất. Vết loét dù ở lưỡi hay môi đều gây đau đớn, khiến bạn khó ăn khó nói. Lở miệng có thể vô cớ xuất hiện bất kể thời điểm, do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Theo một nghiên cứu, 90% dân số thế giới bị lở miệng ít nhất 1 lần trong đời. Lở miệng có thể hình thành do căng thẳng thần kinh hoặc thể chất, mất cân bằng hóc-môn trong kì kinh nguyệt...
Tiến sĩ Dr. Jenny Tylee đã giới thiệu phương pháp chữa lở miệng trên trang Disabled World như sau: "Để nhanh hết lở miệng, bạn hãy uống từ 1.000 - 3.000mg thuốc viên lysine dạng con nhộng khi bệnh mới khởi phát. Hoặc bạn có thể ăn thực phẩm giàu lysine như thịt hoặc sản phẩm từ sữa bò, sữa dê. Một bí quyết nữa là ngay khi thấy có dấu hiệu chớm đau, bạn hãy chườm đá lạnh ngay tại vị trí đó. Cách này sẽ giúp hạ nhiệt và đẩy lùi vết loét.
4. Ngứa ngáy "vùng kín"
Vào những ngày bình thường, hệ sinh vật bên trong "cô bé" khá ổn định. Nhưng trong những thời điểm căng thẳng, ảnh hưởng của hóc-môn, thuốc kháng sinh, các loại xà phòng và những chất khác có thể làm mất cân bằng hệ sinh vật và gây ngứa khiến bạn không thể chịu nỗi.
Thay vì lén lút gãi ngứa trong tuyệt vọng, bạn hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để được cho thuốc trị nấm, khả năng rất cao là bạn đang bị nấm âm đ.ạo. Đây là căn bệnh thường gặp ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình d.ục. Bạn cũng có thể rửa âm đạo với giấm và nước ấm, hoặc áp dụng các cách ngâm mông trong bài này.
5. Tích nước (phù)
Thuốc tránh thai, mất cân bằng hóc-môn, huyết áp cao, mang thai... tất cả những điều này khiến cơ thể tích nước và trông bạn có hơi phù ra. Lúc này, bạn nên uống các loại nước lợi tiểu như trà xanh hoặc trà lá bồ công anh. Nếu bị phù trong chu kì kinh nguyệt, hãy cắt giảm lượng muối.
6. Đau bụng và táo bón
Khi bị căng thẳng và lo lắng, có phải bạn cảm thấy giống như có một sợi dây thừng bị cột thắt nút trong bụng bạn? Đây không phải là trường hợp hiếm. Theo một phân tích của các chuyên gia trên Daily Mail, phụ nữ thường có ruột già dài hơn nam giới, khiến họ dễ mắc các chứng bệnh về đường ruột như đau bụng, táo bón, đầy hơi.
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng và phương pháp ấn huyệt có thể giúp giải phóng hóc-môn endorphin giảm đau. Trong vòng 5 phút, bạn hãy day ấn huyệt ở khu vực phía trên lỗ rốn 4 phân. Đi bộ khoảng 10 phút cũng giúp giảm đau bụng.
7. Giao hợp đau
Nếu thường xuyên giao hợp đau nhưng lại không mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay các bệnh phụ khoa, có thể do âm đ.ạo của bạn quá khô. Bạn chỉ cần mua gel bôi trơn là ổn.
8. Bị phồng chân
Theo các chuyên gia của trang Reader's Digest, bạn nên dán băng cá nhân ở bất kì điểm nào trên chân mà bạn thấy đau, rồi dán thêm băng dính vào các vị trí tương ứng trên đôi giày sẽ giúp chân bạn hết phồng rộp và đau đớn.
9. Mất ngủ
Phụ nữ thường khó ngủ hơn so với nam giới, có thể vì bạn suy nghĩ quá nhiều khiến não chưa thể nghỉ ngơi được. Vậy thay vì trằn trọng trên giường, bạn hãy làm cái gì đó ít kích thích, chẳng hạn chơi ô chữ hay đọc sách (kinh tế, chính trị, học thuật...). Tránh sử dụng laptop, máy tính bảng hay điện thoại vì ánh sáng xanh phát ra từ màn hình sẽ ức chế sản sinh hóc-môn melatonin, càng khiến bạn tỉnh như sáo. Hoặc bạn có thể áp dụng các cách giúp dễ ngủ thường xuyên được giới thiệu trên Bestie.
10. Sẹo
Giới thi nhân bảo bạn nên tự hào vì những vết sẹo của mình, nhưng thực tế nếu bạn bị sẹo vì một cái mụn nhọt thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Theo Prevention, bạn có thể dưỡng ẩm vết sẹo bằng cách thoa gel gốc dầu hỏa, sau đó dán băng cá nhân (hoặc băng gạc). Thường xuyên thoa gel và thay băng trong 3-5 ngày. Vào ban đêm, bạn hãy dán trực tiếp băng keo lên vết sẹo sau khi đã thoa kem. Băng keo giúp nước bị tích lại ở vùng da sẹo, kích thích collagen phát triển.
Ít khi người ta đi khám bác sĩ vì những vấn đề lặt vặt này. Điều đó không đồng nghĩa là chúng không khiến bạc bực bội, đau đớn. Vậy làm sao để giải quyết 10 vấn đề sức khỏe mà ai cũng vướng phải?
1. Khó chịu ngày đèn đỏ
Theo Cơ quan sức khỏe phụ nữ Mỹ, 85% phụ nữ phải gánh chịu ít nhất 1 triệu chứng trong suốt chu kỳ kinh của họ. Các triệu chứng này có thể là nổi mụn, đau tức ngực, đầy hơi, đau bụng, đau đầu, đói, tâm trạng cáu gắt, lo lắng, trầm cảm, khó ngủ, mệt mỏi và thậm chí là ra máu nhiều bất thường.
Để giảm thiểu các triệu chứng này, lời khuyên là bạn hãy giảm nạp đường, muối, caffeine và rượu. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được tình trạng đau bụng kinh hay chuột rút. Tập thể dục đều đặn, bổ sung canxi và vitamin nhóm B cũng giúp tâm trạng của bạn tươi tỉnh hơn, đẩy lùi chứng trầm cảm và lo lắng.
2. Đau bụng kinh
Để nhanh hết đau bụng, bạn có thể uống thuốc giảm đau, kết hợp với việc lăn một chai nước ấm lên bụng. Đau bụng kinh xảy ra do các cơ ở tử cung siết chặt lại, nên bạn có thể đối phó với đau bụng kinh như cách bạn vẫn làm khi bị đau cơ do tập thể dục.
Nếu muốn một phương pháp tự nhiên hơn, tiến sĩ Susan Lark, tác giải cuốn Dr. Susan’s Solutions: The Menstrual Cramps Cure, khuyên bạn: Ngồi xếp bằng trên một tấm thảm hay nệm, hai lòng bàn chân chụm vào nhau, dùng ngón cái massage phần hõm chân trong 3 phút. Phương pháp ấn huyệt này sẽ giúp tiết ra hóc-môn endorphin giúp giảm đau tự nhiên. Nếu thường xuyên đau quặn trong kì kinh, bạn nên đi khám xem có mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung không.
3. Lở miệng
Đây có lẽ là một trong những căn bệnh vặt đáng ghét nhất với tỉ lệ người bị tái đi tái lại cao nhất. Vết loét dù ở lưỡi hay môi đều gây đau đớn, khiến bạn khó ăn khó nói. Lở miệng có thể vô cớ xuất hiện bất kể thời điểm, do virus herpes simplex (HSV) gây ra. Theo một nghiên cứu, 90% dân số thế giới bị lở miệng ít nhất 1 lần trong đời. Lở miệng có thể hình thành do căng thẳng thần kinh hoặc thể chất, mất cân bằng hóc-môn trong kì kinh nguyệt...
Tiến sĩ Dr. Jenny Tylee đã giới thiệu phương pháp chữa lở miệng trên trang Disabled World như sau: "Để nhanh hết lở miệng, bạn hãy uống từ 1.000 - 3.000mg thuốc viên lysine dạng con nhộng khi bệnh mới khởi phát. Hoặc bạn có thể ăn thực phẩm giàu lysine như thịt hoặc sản phẩm từ sữa bò, sữa dê. Một bí quyết nữa là ngay khi thấy có dấu hiệu chớm đau, bạn hãy chườm đá lạnh ngay tại vị trí đó. Cách này sẽ giúp hạ nhiệt và đẩy lùi vết loét.
4. Ngứa ngáy "vùng kín"
Vào những ngày bình thường, hệ sinh vật bên trong "cô bé" khá ổn định. Nhưng trong những thời điểm căng thẳng, ảnh hưởng của hóc-môn, thuốc kháng sinh, các loại xà phòng và những chất khác có thể làm mất cân bằng hệ sinh vật và gây ngứa khiến bạn không thể chịu nỗi.
Thay vì lén lút gãi ngứa trong tuyệt vọng, bạn hãy đi khám bác sĩ phụ khoa để được cho thuốc trị nấm, khả năng rất cao là bạn đang bị nấm âm đ.ạo. Đây là căn bệnh thường gặp ở hầu hết phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và có quan hệ tình d.ục. Bạn cũng có thể rửa âm đạo với giấm và nước ấm, hoặc áp dụng các cách ngâm mông trong bài này.
5. Tích nước (phù)
Thuốc tránh thai, mất cân bằng hóc-môn, huyết áp cao, mang thai... tất cả những điều này khiến cơ thể tích nước và trông bạn có hơi phù ra. Lúc này, bạn nên uống các loại nước lợi tiểu như trà xanh hoặc trà lá bồ công anh. Nếu bị phù trong chu kì kinh nguyệt, hãy cắt giảm lượng muối.
6. Đau bụng và táo bón
Khi bị căng thẳng và lo lắng, có phải bạn cảm thấy giống như có một sợi dây thừng bị cột thắt nút trong bụng bạn? Đây không phải là trường hợp hiếm. Theo một phân tích của các chuyên gia trên Daily Mail, phụ nữ thường có ruột già dài hơn nam giới, khiến họ dễ mắc các chứng bệnh về đường ruột như đau bụng, táo bón, đầy hơi.
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng và phương pháp ấn huyệt có thể giúp giải phóng hóc-môn endorphin giảm đau. Trong vòng 5 phút, bạn hãy day ấn huyệt ở khu vực phía trên lỗ rốn 4 phân. Đi bộ khoảng 10 phút cũng giúp giảm đau bụng.
7. Giao hợp đau
Nếu thường xuyên giao hợp đau nhưng lại không mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay các bệnh phụ khoa, có thể do âm đ.ạo của bạn quá khô. Bạn chỉ cần mua gel bôi trơn là ổn.
8. Bị phồng chân
Theo các chuyên gia của trang Reader's Digest, bạn nên dán băng cá nhân ở bất kì điểm nào trên chân mà bạn thấy đau, rồi dán thêm băng dính vào các vị trí tương ứng trên đôi giày sẽ giúp chân bạn hết phồng rộp và đau đớn.
9. Mất ngủ
Phụ nữ thường khó ngủ hơn so với nam giới, có thể vì bạn suy nghĩ quá nhiều khiến não chưa thể nghỉ ngơi được. Vậy thay vì trằn trọng trên giường, bạn hãy làm cái gì đó ít kích thích, chẳng hạn chơi ô chữ hay đọc sách (kinh tế, chính trị, học thuật...). Tránh sử dụng laptop, máy tính bảng hay điện thoại vì ánh sáng xanh phát ra từ màn hình sẽ ức chế sản sinh hóc-môn melatonin, càng khiến bạn tỉnh như sáo. Hoặc bạn có thể áp dụng các cách giúp dễ ngủ thường xuyên được giới thiệu trên Bestie.
10. Sẹo
Giới thi nhân bảo bạn nên tự hào vì những vết sẹo của mình, nhưng thực tế nếu bạn bị sẹo vì một cái mụn nhọt thì cũng chẳng có gì đáng tự hào. Theo Prevention, bạn có thể dưỡng ẩm vết sẹo bằng cách thoa gel gốc dầu hỏa, sau đó dán băng cá nhân (hoặc băng gạc). Thường xuyên thoa gel và thay băng trong 3-5 ngày. Vào ban đêm, bạn hãy dán trực tiếp băng keo lên vết sẹo sau khi đã thoa kem. Băng keo giúp nước bị tích lại ở vùng da sẹo, kích thích collagen phát triển.