Nạn nhân vụ khủng bố Paris đối mặt khủng hoảng tâm lý
Nạn nhân vụ khủng bố Paris đối mặt khủng hoảng tâm lý. "Bệnh nhân đến trên những chiếc xe cấp cứu và không ai nói một lời do sốc nặng", bác sĩ Philippe Juvin, phụ trách cấp cứu tại Bệnh viện Georges Pompidou ở Paris nói.
Nội dung bài viết
Nạn nhân vụ khủng bố Paris đối mặt khủng hoảng tâm lý
5 ngày sau vụ tấn công kinh hoàng tại thủ đô Paris (Pháp), một trong những vấn đề được quan tâm nhất là hồi phục tâm lý cho những người còn sống sót. "Đối với các nạn nhân, chăm sóc thể chất thôi là chưa đủ. Họ cần được giúp đỡ về mặt tâm lý bởi những gì đã trải qua thật quá sức tưởng tượng", Jacques Durantea, bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Kremlin-Bicêtre nói.
Theo France Info, phần lớn người bị thương được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốc nặng: Không la hét, không nước mắt, chỉ có những cái nhìn thất thần. Dominique Pateron, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Saint-Antoine nhớ lại: "Họ bị hạ nốc ao. Chẳng người nào biểu lộ cảm xúc". Dominique đã chứng kiến một bệnh nhân như mất hồn, không một lời kêu ca dù bị trúng đạn ở tay. Khi được hỏi, anh ta chỉ nói: "Tôi không biết gì hết, tôi không thấy gì cả".
Bác sĩ Philippe Juvin miêu tả quang cảnh tại Bệnh viện Georges-Pompidou: "Bạn không thể tưởng tượng nổi những chấn thương tâm lý . Thật khó để giải thích song hầu hết bệnh nhân đều im lặng bất chấp mức độ nghiêm trọng của vết thương. Hoàn toàn không giống các bộ phim Mỹ. Bệnh nhân đến trên những chiếc xe cấp cứu và không ai nói một lời". Chưa kết kinh hoàng, vài người bị mất phương hướng và đi lang thang cả đêm. Số khác lại kết tội các bác sĩ tâm thần đã "kể những chuyện khủng khiếp". Một bác sĩ ở Georges-Pompidou thẳng thắn với RFI: "Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp bệnh nhân đối mặt với thực tế".
Trao đổi cùng Le Monde, bác sĩ tâm thần Gaëlle Abgrall chia sẻ không ít người bị đè nặng bởi cảm giác tội lỗi. Alexster, một nhân chứng ở nhà hát Bataclan nghẹn ngào: "Tôi không chết nhưng rất sợ hãi. Trên hết, tôi bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi vì còn sống trong khi nhiều người bị bắn vào đầu. Chẳng có chút logic nào về cái gọi là may mắn".
Guillaume Denoix, Giám đốc Hiệp hội Các nạn nhân Khủng bố Pháp cho biết các đơn vị hỗ trợ tâm lý đã được thành lập ngay sau khi thảm kịch xảy ra. Ông nhận xét: "Các nạn nhân cần phải nói ra càng sớm càng tốt. Vụ tấn công có thể sẽ tàn phá tâm trí của những ai trực tiếp có mặt, làm phát sinh hiều cảm xúc tiêu cực. Trao đổi với chuyên gia tâm lý sẽ giúp các nạn nhân vượt qua các triệu chứng đầu tiên của rối loạn stress sau sang chấn".
Đề cập đến gia đình các nạn nhân, bộ trưởng Bộ Tư Pháp Christiane Taubira khẳng định họ sẽ nhận được sự hỗ trợ, theo dõi về mặt tâm lý vì "phải trải qua quãng thời gian dài trong đau đớn". Tại Bệnh viện Saint-Antoine, phóng viên tờ Le Monde tiếp cận với 3 người có thân nhân "đang nằm trên bàn mổ", tất cả đều không muốn trả lời bất cứ điều gì.
Trong khi đó, người đàn ông tên Thibaut đi khắp các bệnh viện để tìm cậu bạn Bertrand mà không thấy. Khi đến Saint-Antoine, anh nhận cú điện thoại báo tin Bertrand đã qua đời tại nhà hát Bataclan. Không kìm được nước mắt, Thibaut đau đớn: "Đây là một cơn ác mộng".
Theo Florian Ferreri, bác sĩ tâm thần Bệnh viện Saint-Antoine, hơn lúc nào hết, gia đình và người thân các nạn nhân cuộc tấn công cần được an ủi. Họ nên hiểu rằng mọi thứ đã thay đổi. Trong một số trường hợp, họ cần được thẳng thắn trao đổi các thông tin cần thiết. Bác sĩ Ferreri giải thích những sự kiện đau buồn có thể đi kèm giai đoạn yên ổn kéo dài 3 tuần rồi trở lại dưới dạng hiệu ứng boomerang.
Công tác hỗ trợ tâm lý cũng sẽ được triển khai ở các trường học Paris. Học sinh, sinh viên cùng phụ huynh sẽ được thăm khám, trao đổi với chuyên gia tâm lý. Một đường dây điện thoại tư vấn được thành lập và sẵn sàng mở suốt 24/7. Những dịch vụ này hoàn toàn miễn phí.
6 vụ tấn công liên hoàn vào Paris đêm ngày 13/11 đã khiến ít nhất 129 người chết và 352 người bị thương. Ouest France dẫn lời bộ trưởng Bộ Y tế Pháp là Marisol Touraine cho biết, tính đến ngày 17/11 đã có 117 nạn nhân tử vong được xác định danh tính, 221 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại bệnh viện trong đó 57 người được chăm sóc đặc biệt.
Minh Nguyên
5 ngày sau vụ tấn công kinh hoàng tại thủ đô Paris (Pháp), một trong những vấn đề được quan tâm nhất là hồi phục tâm lý cho những người còn sống sót. "Đối với các nạn nhân, chăm sóc thể chất thôi là chưa đủ. Họ cần được giúp đỡ về mặt tâm lý bởi những gì đã trải qua thật quá sức tưởng tượng", Jacques Durantea, bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Kremlin-Bicêtre nói.
Các nạn nhân được đưa ra khỏi nhà hát Bataclan sau vụ khủng bố. Ảnh: AP. |
>>> Xem thêm:
Nếu bạn đang tìm nơi xưởng may quần jean nam . Hãy đến với xưởng may gia công quần jean để có thể hợp tác về việc xưởng may quần jean nữ giá ưu đãi nhất.
Theo France Info, phần lớn người bị thương được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng sốc nặng: Không la hét, không nước mắt, chỉ có những cái nhìn thất thần. Dominique Pateron, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Saint-Antoine nhớ lại: "Họ bị hạ nốc ao. Chẳng người nào biểu lộ cảm xúc". Dominique đã chứng kiến một bệnh nhân như mất hồn, không một lời kêu ca dù bị trúng đạn ở tay. Khi được hỏi, anh ta chỉ nói: "Tôi không biết gì hết, tôi không thấy gì cả".
Bác sĩ Philippe Juvin miêu tả quang cảnh tại Bệnh viện Georges-Pompidou: "Bạn không thể tưởng tượng nổi những chấn thương tâm lý . Thật khó để giải thích song hầu hết bệnh nhân đều im lặng bất chấp mức độ nghiêm trọng của vết thương. Hoàn toàn không giống các bộ phim Mỹ. Bệnh nhân đến trên những chiếc xe cấp cứu và không ai nói một lời". Chưa kết kinh hoàng, vài người bị mất phương hướng và đi lang thang cả đêm. Số khác lại kết tội các bác sĩ tâm thần đã "kể những chuyện khủng khiếp". Một bác sĩ ở Georges-Pompidou thẳng thắn với RFI: "Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp bệnh nhân đối mặt với thực tế".
Trao đổi cùng Le Monde, bác sĩ tâm thần Gaëlle Abgrall chia sẻ không ít người bị đè nặng bởi cảm giác tội lỗi. Alexster, một nhân chứng ở nhà hát Bataclan nghẹn ngào: "Tôi không chết nhưng rất sợ hãi. Trên hết, tôi bị ám ảnh bởi mặc cảm tội lỗi vì còn sống trong khi nhiều người bị bắn vào đầu. Chẳng có chút logic nào về cái gọi là may mắn".
Guillaume Denoix, Giám đốc Hiệp hội Các nạn nhân Khủng bố Pháp cho biết các đơn vị hỗ trợ tâm lý đã được thành lập ngay sau khi thảm kịch xảy ra. Ông nhận xét: "Các nạn nhân cần phải nói ra càng sớm càng tốt. Vụ tấn công có thể sẽ tàn phá tâm trí của những ai trực tiếp có mặt, làm phát sinh hiều cảm xúc tiêu cực. Trao đổi với chuyên gia tâm lý sẽ giúp các nạn nhân vượt qua các triệu chứng đầu tiên của rối loạn stress sau sang chấn".
Thân nhân các nạn nhân đứng chờ tin tức ngoài Bệnh viện Pitié-Salpêtrière. Ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, người đàn ông tên Thibaut đi khắp các bệnh viện để tìm cậu bạn Bertrand mà không thấy. Khi đến Saint-Antoine, anh nhận cú điện thoại báo tin Bertrand đã qua đời tại nhà hát Bataclan. Không kìm được nước mắt, Thibaut đau đớn: "Đây là một cơn ác mộng".
Theo Florian Ferreri, bác sĩ tâm thần Bệnh viện Saint-Antoine, hơn lúc nào hết, gia đình và người thân các nạn nhân cuộc tấn công cần được an ủi. Họ nên hiểu rằng mọi thứ đã thay đổi. Trong một số trường hợp, họ cần được thẳng thắn trao đổi các thông tin cần thiết. Bác sĩ Ferreri giải thích những sự kiện đau buồn có thể đi kèm giai đoạn yên ổn kéo dài 3 tuần rồi trở lại dưới dạng hiệu ứng boomerang.
Hoa tưởng niệm các nạn nhân xấu số. Ảnh: AFP. |
6 vụ tấn công liên hoàn vào Paris đêm ngày 13/11 đã khiến ít nhất 129 người chết và 352 người bị thương. Ouest France dẫn lời bộ trưởng Bộ Y tế Pháp là Marisol Touraine cho biết, tính đến ngày 17/11 đã có 117 nạn nhân tử vong được xác định danh tính, 221 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại bệnh viện trong đó 57 người được chăm sóc đặc biệt.
Minh Nguyên