Cựu hotgirl Hà Nội chia sẻ cách hút và rã đông sữa mẹ
Thuỷ Anh, bà xã Đăng Khôi nổi tiếng là một bà mẹ bỉm sữa rất khéo chăm con.
Nội dung bài viết
Một tủ lạnh chật kín những túi sữa trữ đông là thành quả vượt mọi đau đớn của Thuỷ Anh khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ngăn đá tủ lạnh của gia đình bà xã hotgirl nhà Đăng Khôi giờ nhường phần lớn chỗ cho việc trữ sữa. Cựu hotgirl Hà Nội cũng thường xuyên chia sẻ bí quyết chăm con, nuôi con bằng sữa mẹ và nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh có con nhỏ cũng như chị em phụ nữ nói riêng.
Không lựa chọn cho con bú trực tiếp mà dùng phương pháp hút sữa mẹ để con ti bình - một trong những phương pháp mới hiện nay đang được rất nhiều chị em quan tâm, cùng nghe cựu hotgirl Hà Nội chia sẻ về cách hút sữa mẹ và bảo quản sữa mẹ. Thuỷ Anh, bà xã Đăng Khôi nổi tiếng là một bà mẹ bỉm sữa được lòng chị em phụ nữ vì rất khéo chăm con. Sữa mẹ đặc sánh của Thuỷ Anh.
Tại sao Thuỷ Anh lại phải hút sữa để trữ đông mà không cho bú trực tiếp?
Có nhiều bạn thắc mắc là tại sao không cho bú trực tiếp mà phải hút ra trữ đông làm gì cho phiền phức? Mình đồng ý là cho bé bú trực tiếp thì mẹ sẽ nhàn hơn, sữa mẹ được bé hấp thụ trực tiếp, ấm nóng và thơm ngon hơn, an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên mình chọn cách vừa cho bé bú mẹ trực tiếp trong những tháng đầu và tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ, bé sẽ ít bện hơi mẹ, mẹ không phải vất vả cai sữa cho con và mẹ có thể trở lại công việc sớm.
Do đặc thù phải làm việc sớm và hay đi công tác xa nên mình tranh thủ tập trung hút sữa trong 6 – 8 tháng đầu, cho bé bú không hết thì tích cực hút sữa để trữ trong tủ lạnh. Đến tháng thứ 8 mình đã có một tủ sữa đảm bảo cho bé bú sữa mẹ đến 1 tuổi. Những lúc mình đi xa vẫn có thể hút sữa trữ cho con, con ở nhà không đòi ti mẹ mà vẫn bú bình (bằng sữa mẹ) thoải mái.
Khi đi chơi hoặc công tác xa, chị thường hút và bảo quản sữa thế nào?
- Trong 6 tháng đầu, cứ mỗi lần đi ra ngoài từ 3 tiếng trở lên, mình luôn mang theo bộ hút sữa và bình trữ sữa + bình giữ lạnh mini. Mình phải duy trì cứ cách 2 – 3 tiếng phải hút sữa một lần để nguồn sữa không bị giãn ra, tránh mất sữa sớm. Sữa sau khi hút ra mình cho vào bình trữ sữa, bọc trong 1 túi nilon có khoá zip, rồi cho vào bình giữ lạnh mini có đá ở trong.
- Nếu đi công tác xa, mình vẫn lưu ý 3 tiếng hút sữa một lần, cho sữa mới hút vào túi trữ sữa, gói thêm trong túi nilon có khoá zip và gửi vào tủ đông của khách sạn. Đến ngày về mình chuẩn bị 1 thùng xốp loại 5 kg và cho các túi sữa đông đá được bọc cẩn thận vào trong thùng. Vì các túi sữa đông không khác gì các cục đá lạnh lớn được xếp cạnh nhau nên giữ lạnh rất tốt, đi máy bay và di chuyển 4 – 5 tiếng đồng hồ khi về đến nhà sữa vẫn không hề bị tan ra nhé.
- Nhiều khi di chuyển trên đường cả ngày, không ghé được chỗ nào để hút sữa, mình nhảy luôn ra phía sau hàng ghế ô tô và lấy khăn lớn buộc vào cổ, rồi hì hụi ngồi hút sữa. Nói chung đi đâu, làm gì và bằng mọi cách, mình cố gắng duy trì sữa cho con. Bận rộn với công việc nhưng bà mẹ trẻ luôn cố gắng làm mọi cách duy trì nguồn sữa mẹ cho con.
Thuỷ Anh có thể chia sẻ về cách bảo quản sữa mẹ của mình?
- Sau khi bé bú, mẹ hút cho hết sữa cả hai bên ngực. Hết sữa nghĩa là ngực hết căng và không còn cảm giác rân rân sữa về khi hút nữa. Thường mình hút không quá 20 phút cả hai bên ngực. - Sau đó mình dồn sữa vào bình trữ sữa (là bình sữa không có ti mà có nắp vặn) và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cho bé sử dụng trong ngày, nếu không hết thì đến cuối ngày mình sẽ chia vào các túi trữ sữa có ghi rõ ngày tháng để nhận biết thời gian lưu trữ (cái này rất quan trọng nhé). Sau đó mới cho vào tủ đông để cất trữ lâu ngày. Tất cả bình và túi các mẹ khi mua lưu ý kí hiệu BPA free nhé.
- Khi dồn sữa vào túi hay bình, các mẹ nên lưu ý chỉ đổ khoảng ¾ là vừa đủ. Tiết kiệm cũng tốt nhưng tiết kiệm quá bằng cách đổ sữa tràn đầy miệng túi chạm tới khoá zip sẽ dễ làm sữa nhiễm khuẩn vì khu vực đó tay mẹ hay tiếp xúc nhất. Với cả khi rã đông sữa hoá lỏng sẽ rất khó đổ ra bình nếu tràn đầy miệng túi.
- Sữa để ngăn mát thì mình để sâu phía trong của tủ, không để ở cánh tủ lạnh nhé vì nhiệt độ ở cánh tủ không ổn định, mất lạnh rất nhanh.
- Hạn sử dụng của sữa mẹ:
Sữa mới hút để ở nhiệt độ phòng khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6-8 giờ. Thời tiết mùa hè nóng thế này thì mình không để sữa bên ngoài mà cất ngay vào tủ lạnh nếu bé không bú hết.
Sữa mẹ được trữ trong ngăn mát của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ là an toàn nhất. Nếu lưu trữ trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần.Sữa mẹ trữ trong ngăn đá chuyên dụng -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận 06 tháng. Những túi sữa trữ đông cho con được Thuỳ Anh ghi tên đánh dấu cẩn thận.
Khi rã đông sữa, chị thường làm thế nào để đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn sữa mẹ trong giai đoạn này?
Mình không chọn rã đông sữa bằng máy hâm sữa, vì mình thấy nhiệt độ của máy khá cao, nước sôi sùng sục khiến sữa mất hết chất. Mình thường chọn cách rã đông như sau:
Từ đêm hôm trước lấy túi sữa từ ngăn đông sang ngăn thường, sáng hôm sau sữa tan ra vẫn ở chế độ lạnh thì có thể sử dụng được luôn.
Mình lắc cho đều sữa đã hoá lỏng, để các chất béo, nước hoà tan với nhau, sau đó cho sữa ra bình, lấy cốc nước khoảng 40 độ, ngâm bình sữa trong đó, một lúc nước lạnh thì thay bằng cốc nước 40 độ mới, làm khoảng 2 – 3 lần là sữa đủ ấm cho con bú.
40 độ là nhiệt độ tốt nhất để sữa không bị tác động nhiệt làm mất các dinh dưỡng trong sữa nhé. Thuỷ Anh có lời khuyên gì về khâu chuẩn bị và lưu ý cho những bà mẹ cũng muốn nuôi con bằng sữa mẹ theo cách hút sữa ti bình?
Về chuẩn bị:
- Máy hút sữa loại hút 2 bên (tiết kiệm thời gian cho mẹ), nếu hút 2 bên cùng lúc mình thường hút không quá 20 phút. Hút cho đến dòng sữa cuối vì là sữa béo nhiều dinh dưỡng cho bé.
- Bình trữ sữa: Mình thường mua dư ra dùng cho thoải mái, khoảng 6 cái.
- Túi trữ sữa: mình hay dùng của Dr Brown hoặc Lansinoh, những loại này dung tích lớn nhất và có 2 khoá zip. Ghi ngày tháng để dễ kiểm soát hạn sử dụng nhé.
- Túi có khoá zip: dùng để dồn các túi sữa nhỏ và cách ly với các đồ vật khác trong ngăn đá nếu có.
Về cách để sữa trong ngăn đá
- Vì mình sử dụng tủ lạnh loại lớn có ngăn đá riêng biệt, không gian khá lớn nên các túi sữa mình để cách nhau 1cm, tránh nhiễm khuẩn chéo được tốt nhất, sắp xếp theo ngày tháng xa trước, gần sau.
- Nếu ngăn đá nhỏ, các mẹ có thể dồn 3 – 4 túi trữ sữa vào 1 túi zip, rồi sắp xếp sao cho tận dụng tối đa không gian của ngăn đá. Nếu phải để chung với thức ăn khác, các mẹ lưu ý cho các thức ăn vào hộp kín và thêm 1 - 2 lớp túi nilon bảo quản nhé, đảm bảo không bị nhiễm khuẩn cho sữa. Các túi sữa để cách nhau 1cm, tránh nhiễm khuẩn chéo được tốt nhất, sắp xếp theo ngày tháng xa trước, gần sau.
Các lưu ý của mình:
- Sữa đã tan rồi thì chỉ sử dụng trong 24 giờ và luôn bảo quản trong ngăn mát nhé các mẹ.
- Sữa rã đông rồi không cho đông đá lại nhé, không hâm đi hâm lại nhiều lần.
- Sữa đã hâm cho bé bú mà bé bú không hết thì mẹ vẫn phải bỏ đi. Vì sữa này đang ở nhiệt độ mà vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.
- Sữa sau khi rã đông có mùi hơi hăng, gây nồng không thơm như sữa mới vắt nhưng về dinh dưỡng thì không sao nhé các mẹ, cứ yên tâm cho con bú nếu mẹ rã đông đúng cách.
- Tuyệt đối không rã đông bằng lò vi sóng vì lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa có thể làm bé bị bỏng. Hơn nữa, việc làm nóng quá nhanh có thể khiến một số chất kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng
Không lựa chọn cho con bú trực tiếp mà dùng phương pháp hút sữa mẹ để con ti bình - một trong những phương pháp mới hiện nay đang được rất nhiều chị em quan tâm, cùng nghe cựu hotgirl Hà Nội chia sẻ về cách hút sữa mẹ và bảo quản sữa mẹ.
Tại sao Thuỷ Anh lại phải hút sữa để trữ đông mà không cho bú trực tiếp?
Có nhiều bạn thắc mắc là tại sao không cho bú trực tiếp mà phải hút ra trữ đông làm gì cho phiền phức? Mình đồng ý là cho bé bú trực tiếp thì mẹ sẽ nhàn hơn, sữa mẹ được bé hấp thụ trực tiếp, ấm nóng và thơm ngon hơn, an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên mình chọn cách vừa cho bé bú mẹ trực tiếp trong những tháng đầu và tập cho bé bú bình bằng sữa mẹ, bé sẽ ít bện hơi mẹ, mẹ không phải vất vả cai sữa cho con và mẹ có thể trở lại công việc sớm.
Do đặc thù phải làm việc sớm và hay đi công tác xa nên mình tranh thủ tập trung hút sữa trong 6 – 8 tháng đầu, cho bé bú không hết thì tích cực hút sữa để trữ trong tủ lạnh. Đến tháng thứ 8 mình đã có một tủ sữa đảm bảo cho bé bú sữa mẹ đến 1 tuổi. Những lúc mình đi xa vẫn có thể hút sữa trữ cho con, con ở nhà không đòi ti mẹ mà vẫn bú bình (bằng sữa mẹ) thoải mái.
Khi đi chơi hoặc công tác xa, chị thường hút và bảo quản sữa thế nào?
- Trong 6 tháng đầu, cứ mỗi lần đi ra ngoài từ 3 tiếng trở lên, mình luôn mang theo bộ hút sữa và bình trữ sữa + bình giữ lạnh mini. Mình phải duy trì cứ cách 2 – 3 tiếng phải hút sữa một lần để nguồn sữa không bị giãn ra, tránh mất sữa sớm. Sữa sau khi hút ra mình cho vào bình trữ sữa, bọc trong 1 túi nilon có khoá zip, rồi cho vào bình giữ lạnh mini có đá ở trong.
- Nếu đi công tác xa, mình vẫn lưu ý 3 tiếng hút sữa một lần, cho sữa mới hút vào túi trữ sữa, gói thêm trong túi nilon có khoá zip và gửi vào tủ đông của khách sạn. Đến ngày về mình chuẩn bị 1 thùng xốp loại 5 kg và cho các túi sữa đông đá được bọc cẩn thận vào trong thùng. Vì các túi sữa đông không khác gì các cục đá lạnh lớn được xếp cạnh nhau nên giữ lạnh rất tốt, đi máy bay và di chuyển 4 – 5 tiếng đồng hồ khi về đến nhà sữa vẫn không hề bị tan ra nhé.
- Nhiều khi di chuyển trên đường cả ngày, không ghé được chỗ nào để hút sữa, mình nhảy luôn ra phía sau hàng ghế ô tô và lấy khăn lớn buộc vào cổ, rồi hì hụi ngồi hút sữa. Nói chung đi đâu, làm gì và bằng mọi cách, mình cố gắng duy trì sữa cho con.
Thuỷ Anh có thể chia sẻ về cách bảo quản sữa mẹ của mình?
- Sau khi bé bú, mẹ hút cho hết sữa cả hai bên ngực. Hết sữa nghĩa là ngực hết căng và không còn cảm giác rân rân sữa về khi hút nữa. Thường mình hút không quá 20 phút cả hai bên ngực. - Sau đó mình dồn sữa vào bình trữ sữa (là bình sữa không có ti mà có nắp vặn) và cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cho bé sử dụng trong ngày, nếu không hết thì đến cuối ngày mình sẽ chia vào các túi trữ sữa có ghi rõ ngày tháng để nhận biết thời gian lưu trữ (cái này rất quan trọng nhé). Sau đó mới cho vào tủ đông để cất trữ lâu ngày. Tất cả bình và túi các mẹ khi mua lưu ý kí hiệu BPA free nhé.
- Khi dồn sữa vào túi hay bình, các mẹ nên lưu ý chỉ đổ khoảng ¾ là vừa đủ. Tiết kiệm cũng tốt nhưng tiết kiệm quá bằng cách đổ sữa tràn đầy miệng túi chạm tới khoá zip sẽ dễ làm sữa nhiễm khuẩn vì khu vực đó tay mẹ hay tiếp xúc nhất. Với cả khi rã đông sữa hoá lỏng sẽ rất khó đổ ra bình nếu tràn đầy miệng túi.
- Sữa để ngăn mát thì mình để sâu phía trong của tủ, không để ở cánh tủ lạnh nhé vì nhiệt độ ở cánh tủ không ổn định, mất lạnh rất nhanh.
- Hạn sử dụng của sữa mẹ:
Sữa mới hút để ở nhiệt độ phòng khoảng 26°C thì chỉ dùng an toàn trong 4-6 giờ, khoảng 22°C thì có thể dùng trong 6-8 giờ. Thời tiết mùa hè nóng thế này thì mình không để sữa bên ngoài mà cất ngay vào tủ lạnh nếu bé không bú hết.
Sữa mẹ được trữ trong ngăn mát của tủ lạnh có thể sử dụng trong vòng 24 giờ là an toàn nhất. Nếu lưu trữ trong ngăn đá, lượng sữa này có thể sử dụng dần trong khoảng hai tuần.Sữa mẹ trữ trong ngăn đá chuyên dụng -18°C, có thể giữ sữa mẹ đến tận 06 tháng.
Khi rã đông sữa, chị thường làm thế nào để đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn sữa mẹ trong giai đoạn này?
Mình không chọn rã đông sữa bằng máy hâm sữa, vì mình thấy nhiệt độ của máy khá cao, nước sôi sùng sục khiến sữa mất hết chất. Mình thường chọn cách rã đông như sau:
Từ đêm hôm trước lấy túi sữa từ ngăn đông sang ngăn thường, sáng hôm sau sữa tan ra vẫn ở chế độ lạnh thì có thể sử dụng được luôn.
Mình lắc cho đều sữa đã hoá lỏng, để các chất béo, nước hoà tan với nhau, sau đó cho sữa ra bình, lấy cốc nước khoảng 40 độ, ngâm bình sữa trong đó, một lúc nước lạnh thì thay bằng cốc nước 40 độ mới, làm khoảng 2 – 3 lần là sữa đủ ấm cho con bú.
40 độ là nhiệt độ tốt nhất để sữa không bị tác động nhiệt làm mất các dinh dưỡng trong sữa nhé.
Về chuẩn bị:
- Máy hút sữa loại hút 2 bên (tiết kiệm thời gian cho mẹ), nếu hút 2 bên cùng lúc mình thường hút không quá 20 phút. Hút cho đến dòng sữa cuối vì là sữa béo nhiều dinh dưỡng cho bé.
- Bình trữ sữa: Mình thường mua dư ra dùng cho thoải mái, khoảng 6 cái.
- Túi trữ sữa: mình hay dùng của Dr Brown hoặc Lansinoh, những loại này dung tích lớn nhất và có 2 khoá zip. Ghi ngày tháng để dễ kiểm soát hạn sử dụng nhé.
- Túi có khoá zip: dùng để dồn các túi sữa nhỏ và cách ly với các đồ vật khác trong ngăn đá nếu có.
Về cách để sữa trong ngăn đá
- Vì mình sử dụng tủ lạnh loại lớn có ngăn đá riêng biệt, không gian khá lớn nên các túi sữa mình để cách nhau 1cm, tránh nhiễm khuẩn chéo được tốt nhất, sắp xếp theo ngày tháng xa trước, gần sau.
- Nếu ngăn đá nhỏ, các mẹ có thể dồn 3 – 4 túi trữ sữa vào 1 túi zip, rồi sắp xếp sao cho tận dụng tối đa không gian của ngăn đá. Nếu phải để chung với thức ăn khác, các mẹ lưu ý cho các thức ăn vào hộp kín và thêm 1 - 2 lớp túi nilon bảo quản nhé, đảm bảo không bị nhiễm khuẩn cho sữa.
Các lưu ý của mình:
- Sữa đã tan rồi thì chỉ sử dụng trong 24 giờ và luôn bảo quản trong ngăn mát nhé các mẹ.
- Sữa rã đông rồi không cho đông đá lại nhé, không hâm đi hâm lại nhiều lần.
- Sữa đã hâm cho bé bú mà bé bú không hết thì mẹ vẫn phải bỏ đi. Vì sữa này đang ở nhiệt độ mà vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.
- Sữa sau khi rã đông có mùi hơi hăng, gây nồng không thơm như sữa mới vắt nhưng về dinh dưỡng thì không sao nhé các mẹ, cứ yên tâm cho con bú nếu mẹ rã đông đúng cách.
- Tuyệt đối không rã đông bằng lò vi sóng vì lò vi sóng không thể làm nóng đồng đều cả bình sữa có thể làm bé bị bỏng. Hơn nữa, việc làm nóng quá nhanh có thể khiến một số chất kháng thể trong sữa bị ảnh hưởng