Chồng không chịu chi một xu cho nhà vợ
Chồng không chịu chi một xu cho nhà vợ. “Anh không muốn phải chi tiền cho các công việc của họ hàng nhà em vì anh chẳng chịu ơn gì từ bất cứ ai cả”, Thành nói thản nhiên ngay trước mặt vợ
Nội dung bài viết
Chồng không chịu chi một xu cho nhà vợ
“Anh không muốn phải chi tiền cho các công việc của họ hàng nhà em vì anh chẳng chịu ơn gì từ bất cứ ai cả”, Thành nói thản nhiên ngay trước mặt vợ ngay sau khi thấy Uyên ngỏ ý sẽ gửi một số tiền về quê đóng góp giúp ông bà ngoại sửa lại mái nhà trước mùa mưa bão. Uyên hơi ngỡ ngàng trước sự phản ứng của chồng vì không nghĩ rằng anh sẽ từ chối lời đề nghị đó, chẳng lẽ anh không hề nhận thấy sự quan tâm, lo lắng của bố mẹ, họ hàng bên ngoại với hai vợ chồng suốt mấy năm qua?
Uyên và Thành cưới nhau khi hai người vừa tốt nghiệp Đại học, trong tay chẳng có gì ngoại trừ hai tấm bằng, một chiếc xe máy cũ thay nhau đi làm và rất nhiều hi vọng. “Cái thời khó khăn đó, tình cảm mà ấm áp biết nhường nào”, Hoa thầm tiếc nuối. Hai bên gia đình đều không khá giả nhưng thương con, thay nhau chia sức người sức của gom góp lo lắng cho vợ chồng Uyên Thành, khi họ sinh con đầu lòng hay lúc mua ngôi nhà đầu tiên sau mấy năm trời chắt bóp. Uyên không nhận công lao hết về phía nhà mình nhưng sự thực thì ai thân quen với vợ chồng cô đều biết họ hàng bên ngoại nhiệt tình và chu đáo với hai vợ chồng đến thế nào.
Ngày Uyên nhận được công việc đi làm sau đám cưới, bố cô đã động viên con gái bằng cách lặn lội ra tận Hà Nội mua sắm từng vật dụng nhỏ trong nhà mà con còn thiếu, ở lại 1 tháng chỉ để lo bếp núc, ăn uống cho con. Nhìn bố lủi thủi trong bếp, chăm chút từng tí một mâm cơm ngon lành rồi chờ con về, đã có lần Uyên lặng lẽ rơi nước mắt và tự nhủ mình đã chịu ơn ông rất nhiều. Đến khi hai vợ chồng đã quen với guồng công việc khi đi làm, ông mới tạm yên tâm quay về vì ở nhà còn bao nhiêu việc đang chờ.
Thành không hề có mặt ở bên lúc gia đình Uyên cần và khi cô cảm thấy yếu đuối. (ảnh minh họa)>>> Xem thêm:
Nếu bạn đang tìm nơi xưởng sỉ quần jean nam . Hãy đến với nguồn hàng quần jean giá sỉ để có thể hợp tác về việc xưởng sỉ quần jean nữ giá ưu đãi nhất.
Chưa đầy một năm sau, cả nhà đã đón thêm một thành viên mới. “Cháu bà nội, tội bà ngoại”, từ ngày sinh cu Bin đến nay, trăm thứ tội nợ đều là mẹ đẻ Uyên chăm lo. Hôm sinh cháu trong bệnh viện, Uyên quằn quại với cơn đau đẻ nhưng mỗi lần hé mắt ra là lại thấy gương mặt mẹ lo lắng ngồi chờ bên cạnh, cho tới tận khi cô vào phòng chờ mới thôi. Mẹ chồng Uyên công tác tại một cơ quan nhà nước, vẫn chưa tới tuổi hưu và phong cách cũng rất trẻ trung, bà vốn không thích thú với việc chăm bẵm con dâu đẻ. Thành ra khi thấy bà thông gia nhẹ nhàng ướm hỏi việc sẽ thay bà đứng ra nhận trách nhiệm việc sinh nở và chăm bẵm con đi đẻ, bà lập tức đồng ý, trong câu nói còn ẩn chứa một tiếng thở phào khó giấu.
Suốt 1 tuần liền trong bệnh viện, ngoài vài lần thăm viếng cho có lệ từ họ hàng nhà chồng thì chỉ có mẹ ruột Uyên tận tình nhất khi quyết bám trụ 24/24 bên giường bệnh, từ chối cả những lời mời về nhà nghỉ ngơi của con rể và quả quyết rằng bà thậm chí có thể tắm rửa và làm mọi thứ ngay ở bệnh viện. Những ngày hạnh phúc đó, Uyên lại thêm một lần nữa chịu ơn mẹ vì tất cả sự hi sinh bà dành cho tổ ấm nhỏ của mình. Nhưng có một việc khiến cô không hài lòng, đó là sự lạnh nhạt của Thành về mẹ ruột mình, dường như anh cho rằng đó là điều hiển nhiên mà bà phải có trách nhiệm, vì đó là con gái bà, đó là cháu ruột bà mà bà cần cưu mang. Đã có lúc, Uyên giật mình tưởng tượng sự “phủi tay” của chồng, giống như giữa anh và mẹ cô không hề có chút tình thân mà chỉ đơn giản là buộc phải ở gần nhau vì mình vậy.
Khi hai vợ chồng quyết định dồn tiền bạc mua ngôi nhà đầu tiên, hai bên nội ngoại cùng dồn tiền, mỗi bên một ít để góp thêm cho con lo việc lớn. Uyên biết thừa cả nhà không có tiền nhưng có lẽ đã bán đi đôi mảnh ruộng dưới quê để giúp khi con cái gặp khó khăn, và phần nữa là để Uyên không cảm thấy mình thua thiệt trước nhà chồng. Đó là lần thứ hai kể từ khi lấy chồng, Uyên bật khóc vì ân tình của bố mẹ.
Trái ngược hoàn toàn với Uyên và cũng giống như mọi lần khác, Thành đón nhận số tiền ít ỏi của nhà vợ bằng thái độ khó đoán, không chút cảm xúc, không một lời cảm ơn hay tại vì thấy vợ đã nhắc đi nhắc lại câu đó quá nhiều. Câu chuyện có chút tế nhị khiến Uyên không tìm được dịp nào tiện để góp ý với chồng, thì bất ngờ, cô hay tin bố ruột ốm nặng. Mấy ngày trời, Uyên gửi con về nội và xin nghỉ làm về quê chăm bố. Nắm đôi tay run run của ông trên giường bệnh, cô rớt nước mắt vì xót xa. Thành cáo bận việc công ty, anh không hề có mặt ở bên lúc gia đình Uyên cần và khi cô cảm thấy yếu đuối. Đó là lý do đầu tiên khiến Uyên thất vọng về chồng.
Lần thứ hai là khi cô thẳng thắn trao đổi việc mình dự tính sẽ gửi một số tiền về quê thêm vào tiền của anh chị để sửa lại cho ông bà ngôi nhà đã cũ trước mùa mưa bão sắp tới. Đúng như dự đoán của Uyên về sự đáng trách của chồng, Thành nhanh chóng gạt đi và dành tặng lại vợ câu nói vô tình, vô trách nhiệm về tất cả những gì bố mẹ cô đã dành cho hai vợ chồng bấy lâu nay. Lỗi thuộc về Thành nhưng có lẽ thuộc về Uyên nhiều hơn khi cô đã không thẳng thắn với anh ngay từ đầu, đã không kiên quyết để đến mức biến bố mẹ trở thành “người vác tù và hàng tổng” vì trót yêu thương con nhiều quá…