Tổng đài kiến thức
  • CÔNG NGHỆ
    • Điện thoại
    • Máy tính bảng
    • Laptop
    • Máy ảnh
    • Ứng dụng
  • XE ĐẸP
    • Xe ô tô
    • Xe mô tô
    • Xe máy
    • Xe độ
  • Đẹp
    • THỜI TRANG
      • Thời trang nam
      • Thời trang nữ
      • Mặc đẹp
      LÀM ĐẸP
      • Tóc đẹp
      • Móng tay đẹp
      • Trang điểm
      • Làm đẹp da
      • Cách làm trắng da
  • Ngao du
    • Du lịch
      • Cảnh đẹp Việt Nam
      • Cảnh đẹp thế giới
      • Phượt tour
      • Thông tin du lịch
      Ẩm thực
      • Món ăn ngon
      • Nấu ăn ngon
      • Địa điểm ăn uống
      • Thông tin du lịch
  • NHÀ ĐẸP
    • Thiết kế nhà đẹp
    • Biệt thự đẹp
    • Nhà vườn đẹp
    • Phòng khách đẹp
    • Phòng ngủ đẹp
  • CUỘC SỐNG
    • Học tập
    • Làm cha mẹ
  • NGƯỜI ĐẸP
    • Người mẫu
    • Người mẫu nữ
    • Người mẫu nam
  • TongDaiKienThuc.COM
  • Cuộc sống
  • Làm cha mẹ
  • Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con

Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con

Tôi thay mẹ hỏi lại bé: "Hồi nãy con xin nguyên cái trứng, mẹ cũng muốn ăn mà phải cho con hết. Vậy nếu bỏ mứa, con thấy sao?". Bé im lặng một lúc rồi nói: "Vậy để con ăn hết", nhưng vẫn kiên quyết "nhưng con không ăn cơm". "Được con à".

26/02/2016 Đăng bởi Kiến Thức Mỗi Ngày
Nội dung bài viết
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chuyên gia nghiên cứu giáo dục trẻ em Catherine Yến Phạm (TP HCM) về sai lầm của nhiều bà mẹ khi ép con ăn và cách giúp trẻ tự chủ, hào hứng với việc này.
Cứ mỗi lần tư vấn cho phụ huynh, tôi lại nghe các bố mẹ than thở chuyện ăn của con. Hình như đây là đề tài muôn thuở và gây khổ sở cho các bậc phụ huynh nhất.
Đầu tiên xin xác định một việc: Ăn là một món quà. Nhân loại từ cổ chí kim chưa từng được thượng đế ban cho dư dả đồ ăn đến mức không phải làm gì mà cũng có cái ăn. Ai cũng phải lao động để kiếm ăn và khi được ăn thì thực sự đó là một món quà. Cho nên mọi người ăn rất ngon, rất thích, càng thiếu ăn thì càng thèm ăn.
Chúng ta đang nuôi con trái tự nhiên khi ta nhét cho trẻ ăn . Bạn nên nhớ ăn cũng là một triết lý trong đời sống. Ăn là học, là văn hoá, là sự hiểu biết về vũ trụ và con người, thiên nhiên xung quanh. Nếu ăn chỉ là để mập, để không chết đói thì ăn không còn ý nghĩa quan trọng nữa.
Cho nên đầu tiên, nếu bạn luôn suy cố gắng ép "con ăn đi" và nghĩ làm sao cho con ăn thêm tí nữa vì sợ trẻ đói thì tốt nhất bạn nên thay đổi.
Bí quyết để mẹ không bao giờ phải bưng bát cơm chạy theo con
Ảnh minh họa: MT.
Vì sao? Thứ nhất, đã nói ăn là một món quà, tức là nếu không ăn thì đói, mà "đói thì gối phải bò", tức là từ bé đứa trẻ đã phải học tìm kiếm thức ăn. Không phải như vậy sao khi con vừa sinh ra đã quầy quậy tìm ti mẹ? Vậy nhưng khi con cần tự ăn, mẹ và bà luôn cố gắng nhét thức ăn vào miệng con, làm cho đứa trẻ hiểu đó là một đặc ân cho người khác. Khi đó, nó không thèm ăn để thể hiện quyền lực của mình. Con có khả năng tự ăn từ khi biết sử dụng bàn tay, không có lý do gì phải đút cho con ăn cả. 
Vậy nếu con không ăn thì sao? Đơn giản, con không ăn có nghĩa là không đói. Cơ thể trẻ không được thiết kế để ăn một lượng thức ăn như bạn mong muốn mà để ăn đủ nhu cầu. Đừng cho con uống sữa thay cơm, đừng cho ăn ngọt thay cơm. Trẻ chỉ cần đủ năng lượng là có thể không ăn, nhất là ở độ tuổi từ 15 tháng đến 5 tuổi. 
Tóm lại, bạn không cần hỗ trợ con ăn, chỉ cần cho con không gian ăn chung với gia đình để con bắt chước ăn, tâm lý thoải mái, không bị ép buộc và có thời gian đủ để ăn. Đừng năn nỉ, không chơi trò chơi, không ép ăn, không khua chiêng múa trống. Đơn giản là cùng ngồi ăn và để con ăn.
Có nhiều bạn thực tập sinh và phụ huynh đến trường mầm non của tôi đã "há hốc miệng" khi thấy các con ăn: Sao ở nhà bé không ăn mà vào đây vài ngày con đã ăn ngon lành, trong khi cô giáo chỉ ngồi ăn, nói chuyện vui với con, tuyệt nhiên không nói con ăn đi, hay ép con ăn bằng bất cứ cách gì, dù với cả trẻ 18 tháng. Ăn xong trẻ tự đem chén đi rửa. Thực tế, trong số các bé này, không ít trẻ khi ở nhà thì mẹ, bà phải năn nỉ hoặc đem bát cơm chạy vòng vòng con mới chịu ăn. Tôi xin kể một số trường hợp cụ thể:
- Ngày đầu năm học, có một bạn 4 tuổi không hề muốn ăn, luôn luôn lý sự để khỏi ăn. Cô giáo nói: "Được thôi con. Con không ăn thì ngồi với các bạn, nhìn các bạn ăn". Ngồi một lát, bạn này tự đi lấy cơm ăn. Hôm sau, con lại không muốn ăn và còn không muốn ngồi cùng các bạn luôn. Cô giáo bảo: "Được. Vậy con vào phòng ngồi chơi một mình nhé". Thế là con phòng ngồi chơi. Cô hỏi thêm: "Thế chiều con có ăn xế không?", bé trả lời "Không ạ". "Được thôi con".
Bé vào phòng rồi vẫn đi ra đi vào nhìn ngó các bạn. Cô nói "vào đi con, đừng làm phiền các bạn ăn". Thực chất, bé này không phải không muốn ăn mà vì ở nhà con quen được nuông chiều, nếu ăn sẽ được thứ gì đó và là trung tâm vũ trụ. Vì thế, con lấy chuyện không ăn để làm vũ khí đòi hỏi cái mình muốn, dù đó chỉ là được chú ý hơn! 
Đây cũng là lý do không bé nào được cô giáo đút cho ăn tại trường mầm non của tôi. Tại sao? Vì con và bạn như nhau, sao con được đút mà bạn lại không? Con có khả năng tự ăn và học hỏi cách ăn nên nếu cô đút là đã tước đoạt việc học hỏi ăn uống của con. Cô sẽ không đút. Bạn nhỏ trong trường hợp kể trên không hề biết cầm muỗng. Ngày đầu tiên ăn, canh con cũng bốc nhưng 3 ngày sau là con cầm được đũa rồi.
Mới mấy ngày trước, tôi ngồi uống nước cùng một phụ huynh và con chị ấy.  Em bé đang đói nhưng vẫn "mặc cả" ăn xong thì mẹ phải mua đồ chơi cho. Người mẹ gọi một đĩa cơm to trước mặt con. Tôi nhẹ nhàng xin thêm một cái đĩa và hỏi bé: "Con ăn bao nhiêu?". Bé trả lời: "Một nửa". Tôi xúc một muỗng cơm, xắn một nửa muỗng và bảo "Một nửa là nhiêu đây?". Bé im lặng còn người mẹ tỏ ra hốt hoảng rồi nói: "Một nửa nghĩa là một nửa phần cơm đó chị", rồi xắn nửa phần cơm cho con. Tôi cam đoan, nếu chị đừng quá lo lắng mà làm theo cách của tôi thì bé sẽ ăn nhiều hơn. Kết quả là phần cơm đó bị bỏ lại 2/3.
Đến thức ăn, tôi hỏi: "Con ăn bao nhiêu trứng?", bé nói: "hết luôn". Tôi đáp "Được con à" và cho bé hết quả trứng ốp la. "Thịt thì sao", tôi hỏi tiếp. "Ba miếng nhỏ", bé đáp. "Được".
Trong khi ăn, bé không ngớt đòi mua đồ chơi. Tôi chỉ nói: "Đồ chơi và ăn không liên quan. Con ăn hay không cũng có thể có đồ chơi vì mẹ hứa rồi, nhưng không phải bây giờ, nhé!".
Tiếp đó, bé bắt đầu đòi thêm thịt, người mẹ (lúc này đã học được "võ") liền nói: "Không con. Hồi nãy con nói là 3 miếng mà. Miếng này là của mẹ". Nhưng lúc sau, thấy con bỏ lại cơm và trứng, mẹ lại lo lắng hỏi "giờ làm sao cô Yến, mình có phải bắt bé giữ lời ăn hết không?".
Tôi thay mẹ hỏi lại bé: "Hồi nãy con xin nguyên cái trứng, mẹ cũng muốn ăn mà phải cho con hết. Vậy nếu bỏ mứa, con thấy sao?". Bé im lặng một lúc rồi nói: "Vậy để con ăn hết", nhưng vẫn kiên quyết "nhưng con không ăn cơm". "Được con à".
Khi cho con ăn, bạn phải để trẻ tự quyết định bé ăn gì và ăn bao nhiêu. Chính sự tự quyết này là chìa khoá để con tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. 
Trẻ em ở trường tôi lấy thức ăn và cơm rất ít nhưng lấy nhiều lần và các em dần dần điều chỉnh lượng thức ăn vừa đủ, kể cả các bé 18-24 tháng. 
Để ăn là một món quà không khó. Chỉ là cha mẹ phải tin con, cho con cơ hội được ăn như con muốn, bỏ cái ý nghĩ sợ con đói. Hãy tin vào cơ chế lập trình của con, dẹp cái cân sang một bên. Hãy quên chuyện ép con ăn và bỏ luôn ba chữ "con ăn đi", đồng thời hoàn toàn thoải mái ăn cùng con. Chỉ cần có hai chữ "tâm an" là bạn sẽ làm được thôi.
Catherine Yen Pham
Từ khóa: trẻ ănbé lười ănbé biếng ăn
Tên hay mang lại hạnh phúc cho con trai và con gái Mẹ Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách phê bình mà con vẫn thích
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Vợ sảy thai, bồ của chồng đăng hình mặc áo cưới
Vẫn biết Hoàng từng có một mối tình sâu đậm với Hằng, và cho tới giờ anh vẫn chưa quên hẳn được cô ấy, nhưng Thanh vẫn quyết định tiến tới hôn nhân với anh. Cô tin anh, và chính miệng Hoàng đã hứa, đó là một góc nhỏ trong trái tim anh mà thôi, chắc chắn nó sẽ thu hẹp theo thời gian, còn phần lớn trái tim anh là dành cho cô và gia đình nhỏ trong tương lai của 2 người. Một người đàn ông có tình, có bản lĩnh thừa nhận sự thật và đối xử tốt với mình, sao Thanh lại từ chối chứ?
[Chi tiết...]
Bà mẹ tìm mọi cách để cô giáo không giao bài tập cho con
Cháu nhà tôi sau khi thi xong là đi làm thêm ngay, học từ sự vất vả trong cuộc sống. Cháu trưởng thành và ngoan ngoãn là mục tiêu của tôi. Điều tôi hài lòng nhất là cháu học thực sự đều và kiến thức nằm trong đầu chứ không phải học để thi. Chính vì vậy, cháu hiện giờ đã có thể gia sư cho các em học lớp 9 (mặc dù vừa học xong lớp 9 cách đây vài tháng) mà học sinh có vẻ thích, phụ huynh cũng khá hài lòng.
[Chi tiết...]
Bố mẹ vô tình dạy con trở thành người bất hạnh
Nhiều người luôn thấy mình thua thiệt và bất hạnh bởi tính ganh tỵ mà ra, bởi luôn không hài lòng với những gì mình có, so sánh quá nhiều với xung quanh. Các bố mẹ hãy tìm cho mình một cách để trang bị cho con kỹ năng sống hạnh phúc, giúp các con luôn lạc quan với cuộc sống.
[Chi tiết...]
Truyện cổ tích: Ai mua hành tôi
Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi.
[Chi tiết...]
Giàn bầu ăn không xuể ở Sài Gòn
Hàng chục quả bầu dài, hồ lô, bí đỏ trĩu nặng trên sân thượng tầng 5 của gia đình chị Huyền.
[Chi tiết...]
Bí quyết chăm con nhàn tênh của hoa hậu Ngọc Diễm
Sữa là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nên có đầy đủ các nhóm dưỡng chất như đạm, đường, béo, vitamin và chất khoáng với vị ngon phù hợp khẩu vị của Chiko. Theo Ngọc Diễm thì 3 ly sữa mỗi ngày giúp con hấp thu tốt các vi chất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện trí não và chiều cao nên cô cảm thấy yên tâm hơn.
[Chi tiết...]
Góc mua sắm
  • Cân điện tử
  • Hoàng Thịnh Travel
DANH MỤC
  • Góc tâm sự
  • Học tập
Tổng đài kiến thức
Chuyên sưu tầm kiến thức cuộc sống, hình ảnh đẹp, thông tin thời trang, thông tin ẩm thực, nhà ở, xe cộ
Website không có giá trị thương mại!
Phát triển: Nhóm sinh viên già
Email: info@tongdaikienthuc.com
Góc tài trợ
  • Golden Face
  • Danh sách cửa hàng
  • Thông số sản phẩm
Chọn nhanh
  • Công nghệ
  • Xe đẹp
  • Thời trang
  • Nhà đẹp
  • Làm đẹp
  • Ẩm thực
  • Sức khỏe

© Copyright 2025. All Rights Reserved by TONGDAIKIENTHUC.COM