Bí ẩn 40 năm không ngủ của người đàn ông bị đạn bắn xuyên đầu
Paul Kern sống sót một cách thần kỳ sau khi bị đạn bắn vào đầu, song từ đó không thể ngủ được suốt 40 năm cho đến khi chết mà y học không thể giải mã.
Nội dung bài viết
Năm 1915, chiến đấu tại mặt trận phía Đông trong Thế chiến I, người lính Hungary tên Paul Kern bị một viên đạn bắn xuyên đầu. Đạn xuyên qua thùy trán của não bộ, tưởng chừng như cướp đi sinh mạng người lính trẻ, nhưng kỳ diệu thay Paul đã sống sót.
Theo Boldsky, Paul thức dậy trong bệnh viện ở Budapest sau một thời gian hôn mê bất tỉnh. Cũng chính thời điểm ông mở đôi mắt ra là lúc không bao giờ nhắm mắt ngủ lại được cho đến khi chết. Trong suốt cuộc đời ông, nhiều bác sĩ đã kiểm tra Paul với nỗ lực tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng kỳ lạ này. Họ đã thay nhau kiểm tra hộp sọ và não bộ của ông rất nhiều lần, nhưng nguyên nhân chính xác chưa bao giờ được giải thích đầy đủ. Bác sĩ dùng mọi biện pháp, kể cả thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuật thôi miên cũng chẳng khiến ông ngủ được dù chỉ trong vài phút.
Hơn thế nữa, Paul không có dấu hiệu nào cho thấy là một người bị mất ngủ kéo dài. Ông hoàn toàn tỉnh táo và nhận thức bình thường. Đôi khi ông than phiền về chứng đau đầu có thể do chấn thương trước đây gây ra. Các bác sĩ nói Paul sẽ không sống được lâu, nhưng ông đã chứng minh rằng đó chỉ là chẩn đoán tầm phào. Ông vẫn làm việc bình thường và sống khỏe mạnh suốt nhiều năm sau đó. Khi mọi người đều ngủ, mỗi ngày ông chỉ nằm xuống khoảng 2 giờ, nhắm mắt lại và nghỉ ngơi chứ không hề ngủ.
Paul không ngủ trong suốt 40 năm trời kể từ khi gặp tai nạn ấy trong chiến tranh. Năm 1955, Paul qua đời do tuổi già. Trường hợp của ông được xem là một hiện tượng kỳ lạ trong y học làm đảo lộn rất nhiều quan niệm về giấc ngủ . Ông trở thành đề tài nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh khắp châu Âu, nhưng không ai có thể kết luận được hiện tượng lạ lùng này.
Ngày nay những gì diễn ra trong não của Paul vẫn là một bí ẩn. Tại sao một viên đạn xuyên qua một phần phức tạp của não có thể đột nhiên làm một người không cần ngủ nữa? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa được giải đáp. Tai nạn này cũng không bao giờ được tái hiện trong báo cáo lịch sử y học.
Lê Nga
Theo Boldsky, Paul thức dậy trong bệnh viện ở Budapest sau một thời gian hôn mê bất tỉnh. Cũng chính thời điểm ông mở đôi mắt ra là lúc không bao giờ nhắm mắt ngủ lại được cho đến khi chết. Trong suốt cuộc đời ông, nhiều bác sĩ đã kiểm tra Paul với nỗ lực tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng kỳ lạ này. Họ đã thay nhau kiểm tra hộp sọ và não bộ của ông rất nhiều lần, nhưng nguyên nhân chính xác chưa bao giờ được giải thích đầy đủ. Bác sĩ dùng mọi biện pháp, kể cả thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuật thôi miên cũng chẳng khiến ông ngủ được dù chỉ trong vài phút.
Ảnh: Istock. |
Paul không ngủ trong suốt 40 năm trời kể từ khi gặp tai nạn ấy trong chiến tranh. Năm 1955, Paul qua đời do tuổi già. Trường hợp của ông được xem là một hiện tượng kỳ lạ trong y học làm đảo lộn rất nhiều quan niệm về giấc ngủ . Ông trở thành đề tài nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh khắp châu Âu, nhưng không ai có thể kết luận được hiện tượng lạ lùng này.
Ngày nay những gì diễn ra trong não của Paul vẫn là một bí ẩn. Tại sao một viên đạn xuyên qua một phần phức tạp của não có thể đột nhiên làm một người không cần ngủ nữa? Câu hỏi này cho đến nay vẫn chưa được giải đáp. Tai nạn này cũng không bao giờ được tái hiện trong báo cáo lịch sử y học.
Lê Nga