Thủy Nguyễn chi sẽ ‘Thiết kế của tôi giúp phụ nữ gây tò mò’
Thủy Nguyễn chi sẽ ‘Thiết kế của tôi giúp phụ nữ gây tò mò’. "Người đàn bà gấm" cho rằng trang phục trên người giúp phụ nữ kể câu chuyện, sắc thái của bản thân khiến người đối diện muốn tìm hiểu.
Nội dung bài viết
thủy nguyễn chi sẽ ‘Thiết kế của tôi giúp phụ nữ gây tò mò’
- Từ một người trong lĩnh vực hội họa, chị đã bước sang sân chơi của thời trang thế nào?
- Tôi đến với thời trang bắt đầu từ sở thích - thích được cùng mọi người giao lưu và tạo ra những sản phẩm thời trang phục vụ cái đẹp. Vì vậy, tôi không bao giờ bàn luận đến mặt tài chính. Với tôi, thời trang là nghệ thuật, và nghệ thuật thì phải có những cảm nhận "tinh khiết" và được gìn giữ một cách cẩn thận.
Tôi yêu thời trang bằng tình yêu nguyên sơ và thuần khiết dù ngày ấy không có chút khái niệm gì về nó. Rồi nghề dạy nghề, tôi khởi nghiệp từ những thứ cơ bản nhất như cắt, may, thêu... Dù không phải trực tiếp làm những công việc này, một nhà thiết kế không thể thành công nếu chỉ giỏi vẽ mẫu và phó thác toàn bộ cho người khác.
- Nét riêng của chị trong làng thời trang là gì?
- Tôi kể câu chuyện về người phụ nữ hiện đại nhưng yêu vẻ đẹp truyền thống. Khách hàng chủ yếu mà tôi muốn nhắm đến là phụ nữ ở độ tuổi 30 trở lên. Họ biết vẻ đẹp của mình nằm ở thần thái, tâm hồn chứ không phải chỉ bằng những chuẩn mực mà người ta vẫn áp đặt cho chúng ta như số đo ba vòng "90-60-90". Với tôi, một phụ nữ quyến rũ là một người năng động, mạnh mẽ, dù giấu thân thể trong một bộ váy phom rộng vẫn làm người đối diện tò mò.
Khi phụ nữ khoác quần áo lên người cũng là lúc họ kể câu chuyện của mình, thể hiện tâm trạng và cho phép người đối diện cảm nhận sắc thái mà họ đang mang. Tôi chỉ cố gắng giúp họ làm được điều này bằng váy áo của mình.
- Vì đâu chị chọn phân khúc truyền thống trong khi các nhà thiết kế khác vẫn chạy theo xu hướng mới của thế giới?
- Với tôi, thời trang kết hợp cùng hội họa, truyền thống không phải là một phân khúc khác, nói đúng hơn đây là một phần tiếp diễn, một chặng đường nối dài trong lựa chọn nghề nghiệp cũng như đam mê của tôi.
Tôi học và làm từ từ, không vội vã và cũng không ảo tưởng về bản thân. Chưa kể, cuộc sống cá nhân của tôi khá bận rộn với chồng và bốn đứa con. Những lúc thấy mình bị "ì" hoặc chững lại, tôi ngưng công việc để đi du lịch hoặc ở nhà đóng cửa vẽ tranh. May là tính tôi "lơ lửng" nhưng có những cộng sự rất giỏi và tâm huyết. Dù có chậm một chút, những bộ sưu tập và hai cửa hàng tại TP HCM và Hà Nội lần lượt ra đời, chứng minh chúng tôi đã đi đúng hướng.
- Việt Nam có nhiều người theo đuổi đam mê thời trang nhưng chỉ một số nhỏ trong đó thành công. Theo chị, vấn đề nằm ở đâu?
- Tôi thấy một số bạn hiện giờ chưa biết vượt khó. Các em làm việc không có tâm, sống nhanh, sống ảo, không nhìn thấy bản chất vấn đề và không biết mình muốn gì. Thiếu cọ xát và thiếu tính thực tế, nhiều em chỉ mới thiết kế ra một số mẫu đẹp là đã "dũng cảm" mở tiệm, làm bộ sưu tập. Mà thành công đâu đến một cách dễ dàng thế.
Câu hỏi mà tôi thường nhận được là: "Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế thành công khi không có vốn mạnh, không có nhiều mối quan hệ?". Tôi khuyên các em hãy bắt đầu từ những vị trí thấp hơn như làm trợ lý cho nhà thiết kế, cộng tác với các thương hiệu với vai trò giám đốc sáng tạo... Có rất nhiều thứ để các bạn cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, chỉ là các bạn có bỏ qua được cái tôi của mình để làm hay không.
- Cách đây không lâu, bộ sưu tập của chị bị "tố" nhập vải Trung Quốc. Thông tin này đã ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu của chị thời gian qua?
- Hiện tại tôi không thấy thương hiệu bị ảnh hưởng gì nên vẫn tập trung làm việc, sáng tạo và đưa ra những bộ sưu tập như bình thường. Vả lại, tôi luôn quan niệm rằng chính những việc bạn làm trong hiện tại mới định hình tương lai của bạn chứ không phải những gì đã qua. Vì vậy, tôi đã chọn cách im lặng.
Tôi thật sự không muốn bản thân mình hay thương hiệu của mình vướng vào những thị phi, những lời ra tiếng vào ồn ào. Mỗi người đều có cách nhìn nhận riêng, vì vậy, hãy cứ giữ cho mình những quan điểm đó và tôn trọng quan điểm của người khác.
- Ngoài thời trang và hội họa, những lĩnh vực nào có thể truyền cảm hứng cho chị?
- Tôi có rất nhiều sở thích, như làm phim, âm nhạc hay dạy vẽ cho trẻ em. Mọi thứ tôi làm, đa phần mang mục đích nâng cao chất lượng sống, cải thiện và kiểm soát được cuộc sống của mình hơn, giúp bản thân tự chủ và trau dồi nhiều kỹ năng sống hơn. Tôi quan niệm rằng cải thiện cuộc sống không có nghĩa là phải học những thứ quá to lớn. Dù cơ thể là vật chất hiện hữu, tinh thần của bản thân cũng quan trọng không kém. Vì vậy mà tôi ăn chay, tập thiền để tinh thần an lạc.
- Tham gia trình diễn trong Vietnam International Fashion Week ngày 15/10, chị sẽ mang đến bộ sưu tập gì?
- Bộ sưu tập mà tôi sẽ diễn lấy cảm hứng từ các bức họa mang đề tài người phụ nữ Việt Nam thế kỷ 20 của các hoạ sĩ lớn của nước ta như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh và Bùi Xuân Phái. Với những Hoài cố hương, Hai thiếu nữ và Gội đầu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện lên mảnh dẻ, yêu kiều. Bên cạnh những đường cắt, áo yếm và váy đụp thể hiện yếu tố truyền thống, các phụ kiện như mấn, quạt và giỏ đan cũng được sử dụng để truyền tải giá trị hoài cổ. Một chút truyền thống, một chút hiện đại được dung hòa, kết hợp để lột tả vẻ đẹp riêng, rất thơ của người phụ nữ Việt.
- Vì sao chị lại chọn cái tên “Lúng liếng" cho bộ sưu tập này?
- "Lúng liếng" là một từ rất gợi hình mà khi nghe đến, trong suy nghĩ mỗi người đều hiện lên hình ảnh một cô gái rất riêng. Với tôi, một cô gái lúng liếng là cô gái nữ tính, thướt tha nhưng vẫn mang chút đỏng đảnh, cá tính với những cái liếc mắt đưa tình và những bước đi uyển chuyển, điệu đà.
Vân An thực hiện
- Từ một người trong lĩnh vực hội họa, chị đã bước sang sân chơi của thời trang thế nào?
- Tôi đến với thời trang bắt đầu từ sở thích - thích được cùng mọi người giao lưu và tạo ra những sản phẩm thời trang phục vụ cái đẹp. Vì vậy, tôi không bao giờ bàn luận đến mặt tài chính. Với tôi, thời trang là nghệ thuật, và nghệ thuật thì phải có những cảm nhận "tinh khiết" và được gìn giữ một cách cẩn thận.
Tôi yêu thời trang bằng tình yêu nguyên sơ và thuần khiết dù ngày ấy không có chút khái niệm gì về nó. Rồi nghề dạy nghề, tôi khởi nghiệp từ những thứ cơ bản nhất như cắt, may, thêu... Dù không phải trực tiếp làm những công việc này, một nhà thiết kế không thể thành công nếu chỉ giỏi vẽ mẫu và phó thác toàn bộ cho người khác.
Nhà thiết kế Thủy Nguyễn. |
- Nét riêng của chị trong làng thời trang là gì?
- Tôi kể câu chuyện về người phụ nữ hiện đại nhưng yêu vẻ đẹp truyền thống. Khách hàng chủ yếu mà tôi muốn nhắm đến là phụ nữ ở độ tuổi 30 trở lên. Họ biết vẻ đẹp của mình nằm ở thần thái, tâm hồn chứ không phải chỉ bằng những chuẩn mực mà người ta vẫn áp đặt cho chúng ta như số đo ba vòng "90-60-90". Với tôi, một phụ nữ quyến rũ là một người năng động, mạnh mẽ, dù giấu thân thể trong một bộ váy phom rộng vẫn làm người đối diện tò mò.
Khi phụ nữ khoác quần áo lên người cũng là lúc họ kể câu chuyện của mình, thể hiện tâm trạng và cho phép người đối diện cảm nhận sắc thái mà họ đang mang. Tôi chỉ cố gắng giúp họ làm được điều này bằng váy áo của mình.
- Vì đâu chị chọn phân khúc truyền thống trong khi các nhà thiết kế khác vẫn chạy theo xu hướng mới của thế giới?
- Với tôi, thời trang kết hợp cùng hội họa, truyền thống không phải là một phân khúc khác, nói đúng hơn đây là một phần tiếp diễn, một chặng đường nối dài trong lựa chọn nghề nghiệp cũng như đam mê của tôi.
Tôi học và làm từ từ, không vội vã và cũng không ảo tưởng về bản thân. Chưa kể, cuộc sống cá nhân của tôi khá bận rộn với chồng và bốn đứa con. Những lúc thấy mình bị "ì" hoặc chững lại, tôi ngưng công việc để đi du lịch hoặc ở nhà đóng cửa vẽ tranh. May là tính tôi "lơ lửng" nhưng có những cộng sự rất giỏi và tâm huyết. Dù có chậm một chút, những bộ sưu tập và hai cửa hàng tại TP HCM và Hà Nội lần lượt ra đời, chứng minh chúng tôi đã đi đúng hướng.
- Việt Nam có nhiều người theo đuổi đam mê thời trang nhưng chỉ một số nhỏ trong đó thành công. Theo chị, vấn đề nằm ở đâu?
- Tôi thấy một số bạn hiện giờ chưa biết vượt khó. Các em làm việc không có tâm, sống nhanh, sống ảo, không nhìn thấy bản chất vấn đề và không biết mình muốn gì. Thiếu cọ xát và thiếu tính thực tế, nhiều em chỉ mới thiết kế ra một số mẫu đẹp là đã "dũng cảm" mở tiệm, làm bộ sưu tập. Mà thành công đâu đến một cách dễ dàng thế.
Câu hỏi mà tôi thường nhận được là: "Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế thành công khi không có vốn mạnh, không có nhiều mối quan hệ?". Tôi khuyên các em hãy bắt đầu từ những vị trí thấp hơn như làm trợ lý cho nhà thiết kế, cộng tác với các thương hiệu với vai trò giám đốc sáng tạo... Có rất nhiều thứ để các bạn cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, chỉ là các bạn có bỏ qua được cái tôi của mình để làm hay không.
Thủy Nguyễn luôn đề cao cộng sự - những người cùng cô đi một chặng đường dài. |
- Cách đây không lâu, bộ sưu tập của chị bị "tố" nhập vải Trung Quốc. Thông tin này đã ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu của chị thời gian qua?
- Hiện tại tôi không thấy thương hiệu bị ảnh hưởng gì nên vẫn tập trung làm việc, sáng tạo và đưa ra những bộ sưu tập như bình thường. Vả lại, tôi luôn quan niệm rằng chính những việc bạn làm trong hiện tại mới định hình tương lai của bạn chứ không phải những gì đã qua. Vì vậy, tôi đã chọn cách im lặng.
Tôi thật sự không muốn bản thân mình hay thương hiệu của mình vướng vào những thị phi, những lời ra tiếng vào ồn ào. Mỗi người đều có cách nhìn nhận riêng, vì vậy, hãy cứ giữ cho mình những quan điểm đó và tôn trọng quan điểm của người khác.
- Ngoài thời trang và hội họa, những lĩnh vực nào có thể truyền cảm hứng cho chị?
- Tôi có rất nhiều sở thích, như làm phim, âm nhạc hay dạy vẽ cho trẻ em. Mọi thứ tôi làm, đa phần mang mục đích nâng cao chất lượng sống, cải thiện và kiểm soát được cuộc sống của mình hơn, giúp bản thân tự chủ và trau dồi nhiều kỹ năng sống hơn. Tôi quan niệm rằng cải thiện cuộc sống không có nghĩa là phải học những thứ quá to lớn. Dù cơ thể là vật chất hiện hữu, tinh thần của bản thân cũng quan trọng không kém. Vì vậy mà tôi ăn chay, tập thiền để tinh thần an lạc.
Thủy Nguyễn hòa quyện tình yêu hội họa và thời trang để làm nên phong cách đặc trưng. |
- Tham gia trình diễn trong Vietnam International Fashion Week ngày 15/10, chị sẽ mang đến bộ sưu tập gì?
- Bộ sưu tập mà tôi sẽ diễn lấy cảm hứng từ các bức họa mang đề tài người phụ nữ Việt Nam thế kỷ 20 của các hoạ sĩ lớn của nước ta như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh và Bùi Xuân Phái. Với những Hoài cố hương, Hai thiếu nữ và Gội đầu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện lên mảnh dẻ, yêu kiều. Bên cạnh những đường cắt, áo yếm và váy đụp thể hiện yếu tố truyền thống, các phụ kiện như mấn, quạt và giỏ đan cũng được sử dụng để truyền tải giá trị hoài cổ. Một chút truyền thống, một chút hiện đại được dung hòa, kết hợp để lột tả vẻ đẹp riêng, rất thơ của người phụ nữ Việt.
- Vì sao chị lại chọn cái tên “Lúng liếng" cho bộ sưu tập này?
- "Lúng liếng" là một từ rất gợi hình mà khi nghe đến, trong suy nghĩ mỗi người đều hiện lên hình ảnh một cô gái rất riêng. Với tôi, một cô gái lúng liếng là cô gái nữ tính, thướt tha nhưng vẫn mang chút đỏng đảnh, cá tính với những cái liếc mắt đưa tình và những bước đi uyển chuyển, điệu đà.
Vân An thực hiện