Thành quả bất ngờ của người mẹ dám để con ‘hành xác’
Xu kể, chạy 6 vòng sân bóng đá, có lúc con muốn gục xuống, xỉu luôn. Mẹ nghẹn thở, trời ơi, sao thầy dám cho con bé lớp 3 làm thế...
Nội dung bài viết
Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Thu Hà, một nhà báo, bà mẹ có hai con đang sống tại TP HCM về trải nghiệm vượt qua được cảm xúc luôn muốn bao bọc con của chính mình để trẻ được độc lập và phát triển tự nhiên.
Sáng chủ nhật, đón Xu mồ hôi nhễ nhại ở Sân vận động Phú Nhuận về, con bảo: "Thầy yêu cầu con chạy 6 vòng sân bóng đá". Cái sân bóng đó rộng mênh mông, đứng bên này nhìn người bên kia như một cái chấm. Cái chấm của mẹ mới học lớp 3, có 21kg thôi, người mỏng teo như chiếc lá, chạy cà quắc, cà quắc. Nhớ hôm đầu tiên nhìn thấy Xu chạy một vòng mẹ đã xót lắm rồi, chỉ muốn băng ngang cái sân, qua phía đó, bồng chiếc lá của mẹ về nhà. Không thi thì đừng, hành xác thế này thì sống làm sao?
Xu kể, chạy 6 vòng sân, có lúc con muốn gục xuống, muốn xỉu luôn. Mẹ nghẹn thở, trời ơi, sao mà thầy dám cho con chạy tới 6 vòng chứ, những 2.500m, trời lại nắng nữa, cái nắng 9h sáng của Sài Gòn đâu có đơn giản, con tôi ốm thì sao. Nhưng con vẫn miệng tía lia, uống hết 2 chai nước. Về nhà, mẹ mới nấu được nồi canh, chưa nấu cơm xong, con lấy cơm nguội ăn luôn. Chiều con lại đi chơi Halloween với các anh chị trong chung cư, chạy nhảy hò hét như giặc suốt mấy tầng lầu.
Có lẽ nào chỉ có mẹ mới không dám, còn các nhà chuyên môn thì dám?
Nhớ hồi xưa, khi Xu 2, 3 tuổi, ho hen sốt sổ mũi suốt, bác sĩ Đoàn khám xong bảo con cảm cúm do virus, cứ kệ cho con ho, kệ con sốt, không cho thuốc cho thang gì hết, chỉ kê một chai nước muối xịt mũi. Bác bảo mẹ cứ để yên, đợt ho này sẽ kéo dài khoảng 3 tuần là tự hết. Ho tới 3 tuần, sao bác sĩ dám?
Ông ngoại rên lên: "Sao có thứ bệnh viện không cho bệnh nhân thuốc? Lỡ ho lâu ngày lan vào phổi thành viêm phổi thì sao?". Bà ngoại thắc thỏm: "Liều quá! Liều quá! Ho lâu ngày là thành mãn tính đó, rồi mà ân hận cả đời nha con!". Vậy mà bác sĩ dám và mẹ thì vừa khóc vừa nghiến răng làm theo.
Lại cũng là bác sĩ Đoàn còn bảo kệ cho con đói, con không ăn thì cất, không ép. Con gầy nhom, hồi 2 tuổi có 9kg, 3 tuổi có 11kg. Sao mà mẹ dám! Con đói quá con ốm thì sao? Rồi cái tính bướng bỉnh của con, con nhịn đói tới chết thì sao?
Tới tận khi 8 tuổi, bị ép ăn cơm, Xu vùng vằng bảo: "Con ghét ăn cơm. Con ước chi sống mà không phải ăn cơm. Con muốn nhịn cả ngày!", mẹ mới dám lần đầu tiên cho con nhịn 2 bữa liền nhau. Tới tối, Xu khóc lóc xin ăn cơm, khi đó mẹ mới dám tin vào bản năng sinh tồn của con, rằng tụi nhóc chả bao giờ tuyệt thực tới chết cả.
Rồi khi Xu đi học, tất tật bạn bè con, bạn bè mẹ, anh em họ hàng, cả trường mẫu giáo, ai cũng học chữ trước. Xung quanh ai cũng bảo "Không học trước thì lúc mới vào lớp một con sẽ bị điểm kém, sẽ bị cô kỳ thị, bạn bè xa lánh. Sao mà mẹ dám chứ? Nhưng rồi nhìn cô Hồng Anh buông tay cho anh Mộc tự học, tự soạn vở, rồi tự nhận điểm kém, mẹ băn khoăn hoài nhưng rồi cũng nghiến răng để Xu không học trước, kệ Xu bị cô giáo đì. Từ kinh nghiệm đó, tới lượt em Sim, mẹ đã dám hoàn toàn không cho con học trước một trang nào hết. Tất nhiên, cũng ổn.
Thực ra chỉ có ai đã làm mẹ mới hiểu, dứt núm ruột mình để sinh ra con, rất là nhiều lúc không dám. Không dám cứng rắn, không dám yêu cầu cao, không dám đòi hỏi, không dám tàn nhẫn. Nhiều lúc nhìn con khò khử, xanh lét, bầm dập, mẹ khùng lên, những mong ước chi có thể cất con trở về tử cung của mẹ, nơi đó hẳn là an toàn tuyệt đối.
Sự yếu mềm này chỉ có ở các bà mẹ, chuyên ở các bà mẹ. Chỉ có các bà mẹ mới không thiết tha gì khát vọng bá chủ, không thiết tha con ở ngôi vị anh hùng, chỉ các bà mẹ mới tìm mọi cách né để con không đổ máu.
Nhưng mà, vẫn rất cần thiết để tách con ra khỏi biển tình thương đậm đặc của mẹ, vẫn rất cần thiết để giao con vào tay những người chuyên nghiệp, chuyên gia, huấn luyện viên, bác sĩ...
Chín tháng mang bầu con, mẹ đã được làm mẹ. Còn họ, họ đã phải học 4 năm, 6 năm, cộng với làm việc và nghiên cứu biết bao năm để hiểu chuyên môn của mình. Vẫn phải để họ tung con ra bầu trời, nắng, gió, mưa và bão táp. Phải dám buông tay thì con mới lớn được. Đành phải dám, chứ sao?
Thu Hà
Sáng chủ nhật, đón Xu mồ hôi nhễ nhại ở Sân vận động Phú Nhuận về, con bảo: "Thầy yêu cầu con chạy 6 vòng sân bóng đá". Cái sân bóng đó rộng mênh mông, đứng bên này nhìn người bên kia như một cái chấm. Cái chấm của mẹ mới học lớp 3, có 21kg thôi, người mỏng teo như chiếc lá, chạy cà quắc, cà quắc. Nhớ hôm đầu tiên nhìn thấy Xu chạy một vòng mẹ đã xót lắm rồi, chỉ muốn băng ngang cái sân, qua phía đó, bồng chiếc lá của mẹ về nhà. Không thi thì đừng, hành xác thế này thì sống làm sao?
Xu kể, chạy 6 vòng sân, có lúc con muốn gục xuống, muốn xỉu luôn. Mẹ nghẹn thở, trời ơi, sao mà thầy dám cho con chạy tới 6 vòng chứ, những 2.500m, trời lại nắng nữa, cái nắng 9h sáng của Sài Gòn đâu có đơn giản, con tôi ốm thì sao. Nhưng con vẫn miệng tía lia, uống hết 2 chai nước. Về nhà, mẹ mới nấu được nồi canh, chưa nấu cơm xong, con lấy cơm nguội ăn luôn. Chiều con lại đi chơi Halloween với các anh chị trong chung cư, chạy nhảy hò hét như giặc suốt mấy tầng lầu.
Có lẽ nào chỉ có mẹ mới không dám, còn các nhà chuyên môn thì dám?
Hai bé Xu, Sim con chị Hà đi chơi cùng bạn tại thành Nhà Hồ, Thanh Hóa. Ảnh: NVCC. |
Ông ngoại rên lên: "Sao có thứ bệnh viện không cho bệnh nhân thuốc? Lỡ ho lâu ngày lan vào phổi thành viêm phổi thì sao?". Bà ngoại thắc thỏm: "Liều quá! Liều quá! Ho lâu ngày là thành mãn tính đó, rồi mà ân hận cả đời nha con!". Vậy mà bác sĩ dám và mẹ thì vừa khóc vừa nghiến răng làm theo.
Lại cũng là bác sĩ Đoàn còn bảo kệ cho con đói, con không ăn thì cất, không ép. Con gầy nhom, hồi 2 tuổi có 9kg, 3 tuổi có 11kg. Sao mà mẹ dám! Con đói quá con ốm thì sao? Rồi cái tính bướng bỉnh của con, con nhịn đói tới chết thì sao?
Tới tận khi 8 tuổi, bị ép ăn cơm, Xu vùng vằng bảo: "Con ghét ăn cơm. Con ước chi sống mà không phải ăn cơm. Con muốn nhịn cả ngày!", mẹ mới dám lần đầu tiên cho con nhịn 2 bữa liền nhau. Tới tối, Xu khóc lóc xin ăn cơm, khi đó mẹ mới dám tin vào bản năng sinh tồn của con, rằng tụi nhóc chả bao giờ tuyệt thực tới chết cả.
Rồi khi Xu đi học, tất tật bạn bè con, bạn bè mẹ, anh em họ hàng, cả trường mẫu giáo, ai cũng học chữ trước. Xung quanh ai cũng bảo "Không học trước thì lúc mới vào lớp một con sẽ bị điểm kém, sẽ bị cô kỳ thị, bạn bè xa lánh. Sao mà mẹ dám chứ? Nhưng rồi nhìn cô Hồng Anh buông tay cho anh Mộc tự học, tự soạn vở, rồi tự nhận điểm kém, mẹ băn khoăn hoài nhưng rồi cũng nghiến răng để Xu không học trước, kệ Xu bị cô giáo đì. Từ kinh nghiệm đó, tới lượt em Sim, mẹ đã dám hoàn toàn không cho con học trước một trang nào hết. Tất nhiên, cũng ổn.
Thực ra chỉ có ai đã làm mẹ mới hiểu, dứt núm ruột mình để sinh ra con, rất là nhiều lúc không dám. Không dám cứng rắn, không dám yêu cầu cao, không dám đòi hỏi, không dám tàn nhẫn. Nhiều lúc nhìn con khò khử, xanh lét, bầm dập, mẹ khùng lên, những mong ước chi có thể cất con trở về tử cung của mẹ, nơi đó hẳn là an toàn tuyệt đối.
Sự yếu mềm này chỉ có ở các bà mẹ, chuyên ở các bà mẹ. Chỉ có các bà mẹ mới không thiết tha gì khát vọng bá chủ, không thiết tha con ở ngôi vị anh hùng, chỉ các bà mẹ mới tìm mọi cách né để con không đổ máu.
Nhưng mà, vẫn rất cần thiết để tách con ra khỏi biển tình thương đậm đặc của mẹ, vẫn rất cần thiết để giao con vào tay những người chuyên nghiệp, chuyên gia, huấn luyện viên, bác sĩ...
Chín tháng mang bầu con, mẹ đã được làm mẹ. Còn họ, họ đã phải học 4 năm, 6 năm, cộng với làm việc và nghiên cứu biết bao năm để hiểu chuyên môn của mình. Vẫn phải để họ tung con ra bầu trời, nắng, gió, mưa và bão táp. Phải dám buông tay thì con mới lớn được. Đành phải dám, chứ sao?
Thu Hà