Bạn trẻ đừng nghĩ thoa kem chống nắng ‘càng dày càng tốt’
Kem chống nắng cần được lựa chọn tùy theo tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Nội dung bài viết
Bác sĩ khẳng định kem chống nắng dùng hàng ngày chưa chắc đã "đủ đô" khi đi du lịch.
Chuyên gia da liễu Tang Haoyue, Giám đốc Trung tâm Da liễu và Thẩm mỹ Y khoa Bệnh viện Xin Guang, Đài Loan (Trung Quốc), chỉ rõ việc chống nắng khi đi du lịch không hề đơn giản như công đoạn chống nắng bạn vẫn làm mỗi ngày.
Kem chống nắng dùng hàng ngày chưa chắc đã "đủ đô" khi đi du lịch
Kem chống nắng cần được lựa chọn tùy theo tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đối với đi lại hàng ngày, bạn chỉ cần chọn SPF 25 - 30+/PA+ đến +++ là đủ. Nhưng đối với các hoạt động ngoài trời thường xuyên như đi picnic, đi du lịch..., bạn cần chọn những dòng kem có SPF 50+/PA++++. Ngoài khả năng chống nắng từ SPF, bạn nên quan tâm đến kết cấu, khả năng chống nước, kiềm dầu... khi lựa chọn những dòng kem chống nắng đi du lịch. Khả năng chống nước, kiềm dầu cũng khá quan trọng đối với những tuýp kem chống nắng mang theo khi đi du lịch.
Ngay cả khi không đi biển, không tiếp xúc quá nhiều với nước thì bạn vẫn sẽ vận động nhiều và ra mồ hôi khá nhiều, một tuýp kem chống nắng chống nước, kiềm dầu sẽ tạo lớp bảo vệ bền lâu hơn trên da của bạn.
Nếu không hiểu rõ về kem chống nắng vật lý - hóa học, có thể tập trung vào chỉ số
Hàng trăm loại kem chống nắng trên thị trường có thể được chia thành nhiều loại khác nhau chỉ dựa vào thành phần của chúng nhưng điều khiến chị em băn khoăn luôn là: Mình hợp với kem chống nắng "vật lý" hay "hóa học"?
- Nguyên tắc "hóa học" là hấp thụ tia cực tím, sau đó chuyển năng lượng tia cực tím thành năng lượng khác để giảm tác hại đối với da.
- "Vật lý" là ngăn chặn tia cực tím thông qua các chức năng phản xạ và khúc xạ vật lý. Nếu bạn muốn trải nghiệm nhẹ nhàng, thì "vật lý" là lựa chọn tốt hơn. Tiến sĩ Tang Haoyue chỉ ra rằng thực tế nhiều người không hề biết họ đang mua loại kem chống nắng vật lý hay hóa học. Thuật ngữ về chống nắng cũng khá là khó hiểu, muốn giải nhanh thì các bạn hãy nhớ câu nói "A - tổn thương , B - cháy nắng".
- UVA chỉ bước sóng cực tím 320 ~ 400nm, nó sẽ xuyên qua kính và quần áo và trực tiếp làm tổn thương lớp hạ bì, đây là nguyên nhân chính gây sạm da, viêm nhiễm, lão hóa, chảy xệ, nếp nhăn và đốm đen.
- UVB là bước sóng cực tím 280 ~ 320nm, bước sóng ngắn hơn là nguyên nhân chính gây cháy nắng và cháy nắng.
Khi đó chỉ số SPF và PA thường thấy ở kem chống nắng tương ứng với mức độ bảo vệ khỏi tia UVA/UVB của sản phẩm. SPF (sunburn factor) thể hiện khả năng bảo vệ của sản phẩm kem chống nắng trước tia cực tím UVB; PA (mức độ chống tia UVA) thể hiện mức độ bảo vệ của kem chống nắng trước tia UVA; dấu + càng nhiều thì mức độ ngăn ngừa cháy nắng và lão hóa da càng cao.
Kem chống nắng không phải cứ bôi thật dày mới hiệu quả
Chuyên gia da liễu giải thích, hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc vào yếu tố chống nắng và thời gian, nếu chỉ muốn một bước thoa một lần lượng gấp đôi đến 3 lần lượng kem chống nắng thì hiệu quả chống nắng không tốt hơn mà sẽ gây viêm nang lông, tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn trứng cá hoành hành trên da. Đừng hiểu lầm việc bôi đủ lượng với bôi kem thật dày, nhiều lớp. Đủ lượng có nghĩa là bạn bơm một lượng vừa bằng đồng xu hoặc hai dải kem dài bằng hai ngón tay và bôi đều lên mặt.
Khuyến cáo, các bạn chỉ cần thoa một lớp kem chống nắng đủ lượng, và thoa lại sau mỗi 1,5 - 2 tiếng để ngăn chặn tận gốc tác động của ánh nắng mặt trời gây đen sạm, tổn thương da.
Muốn không đen sạm, nám da thì phải chú ý đến bước dặm lại kem chống nắng
Bác sĩ nhấn mạnh, trong điều kiện tia cực tím cường độ cao như khi đi du lịch biển, việc dặm lại kem chống nắng là vô cùng quan trọng. Bạn phải thoa lại sau mỗi 1,5 - 2 giờ. Hãy chuẩn bị một lọ xịt khoáng hoặc toner + bông tẩy trang đi kèm cùng kem chống nắng khi đi du lịch. Ở ngoài trời lâu, làn da sẽ tiết nhiều dầu và mồ hôi nên khá bết dính, chưa kể da sẽ bị khô do chịu tác động của ánh mắt mặt trời. Khi đó, xịt khoáng hay lau toner vừa là một bước loại bỏ dầu nhờn trên da, cấp ẩm kịp thời, vừa giúp da mềm mịn hơn để việc dặm lại lớp kem chống nắng lên da dễ dàng hơn, kem cũng thẩm thấu vào da nhanh hơn nhiều.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Chuyên gia da liễu Tang Haoyue, Giám đốc Trung tâm Da liễu và Thẩm mỹ Y khoa Bệnh viện Xin Guang, Đài Loan (Trung Quốc), chỉ rõ việc chống nắng khi đi du lịch không hề đơn giản như công đoạn chống nắng bạn vẫn làm mỗi ngày.
Kem chống nắng dùng hàng ngày chưa chắc đã "đủ đô" khi đi du lịch
Kem chống nắng cần được lựa chọn tùy theo tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đối với đi lại hàng ngày, bạn chỉ cần chọn SPF 25 - 30+/PA+ đến +++ là đủ. Nhưng đối với các hoạt động ngoài trời thường xuyên như đi picnic, đi du lịch..., bạn cần chọn những dòng kem có SPF 50+/PA++++.
Ngay cả khi không đi biển, không tiếp xúc quá nhiều với nước thì bạn vẫn sẽ vận động nhiều và ra mồ hôi khá nhiều, một tuýp kem chống nắng chống nước, kiềm dầu sẽ tạo lớp bảo vệ bền lâu hơn trên da của bạn.
Nếu không hiểu rõ về kem chống nắng vật lý - hóa học, có thể tập trung vào chỉ số
Hàng trăm loại kem chống nắng trên thị trường có thể được chia thành nhiều loại khác nhau chỉ dựa vào thành phần của chúng nhưng điều khiến chị em băn khoăn luôn là: Mình hợp với kem chống nắng "vật lý" hay "hóa học"?
- Nguyên tắc "hóa học" là hấp thụ tia cực tím, sau đó chuyển năng lượng tia cực tím thành năng lượng khác để giảm tác hại đối với da.
- "Vật lý" là ngăn chặn tia cực tím thông qua các chức năng phản xạ và khúc xạ vật lý. Nếu bạn muốn trải nghiệm nhẹ nhàng, thì "vật lý" là lựa chọn tốt hơn.
- UVA chỉ bước sóng cực tím 320 ~ 400nm, nó sẽ xuyên qua kính và quần áo và trực tiếp làm tổn thương lớp hạ bì, đây là nguyên nhân chính gây sạm da, viêm nhiễm, lão hóa, chảy xệ, nếp nhăn và đốm đen.
- UVB là bước sóng cực tím 280 ~ 320nm, bước sóng ngắn hơn là nguyên nhân chính gây cháy nắng và cháy nắng.
Khi đó chỉ số SPF và PA thường thấy ở kem chống nắng tương ứng với mức độ bảo vệ khỏi tia UVA/UVB của sản phẩm. SPF (sunburn factor) thể hiện khả năng bảo vệ của sản phẩm kem chống nắng trước tia cực tím UVB; PA (mức độ chống tia UVA) thể hiện mức độ bảo vệ của kem chống nắng trước tia UVA; dấu + càng nhiều thì mức độ ngăn ngừa cháy nắng và lão hóa da càng cao.
Kem chống nắng không phải cứ bôi thật dày mới hiệu quả
Chuyên gia da liễu giải thích, hiệu quả của kem chống nắng phụ thuộc vào yếu tố chống nắng và thời gian, nếu chỉ muốn một bước thoa một lần lượng gấp đôi đến 3 lần lượng kem chống nắng thì hiệu quả chống nắng không tốt hơn mà sẽ gây viêm nang lông, tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mụn trứng cá hoành hành trên da.
Khuyến cáo, các bạn chỉ cần thoa một lớp kem chống nắng đủ lượng, và thoa lại sau mỗi 1,5 - 2 tiếng để ngăn chặn tận gốc tác động của ánh nắng mặt trời gây đen sạm, tổn thương da.
Muốn không đen sạm, nám da thì phải chú ý đến bước dặm lại kem chống nắng
Bác sĩ nhấn mạnh, trong điều kiện tia cực tím cường độ cao như khi đi du lịch biển, việc dặm lại kem chống nắng là vô cùng quan trọng. Bạn phải thoa lại sau mỗi 1,5 - 2 giờ.
Theo Phụ Nữ Việt Nam