Thời trang lớn nguy cơ bị ‘xóa sổ’
Thời trang lớn nguy cơ bị ‘xóa sổ’. Có một số hãng thời trang từng gây tiếng vang trên toàn thế giới nhưng hiện tại gặp rất nhiều vấn đề, thậm chí có thể dẫn đến ‘phá sản’.
Nội dung bài viết
Thời trang lớn nguy cơ bị ‘xóa sổ’
Từng là những hãng thời trang đình đám trên thế giới với hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ trải rộng khắp nhiều châu lục, nhưng 4 hãng thời trang này đều đang gặp phải những vấn đề lớn nhỏ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của mình.
Jeans Levi's Quần jeans ra đời từ thập kỉ 1850 tại California bởi doanh nhân người Mỹ gốc Đức Levi Strauss khi ông thiết kế một loại quần có sức bền cao dành cho các thợ đào vàng.
Những chiếc quần do Strauss sản xuất nhanh chóng trở thành trang phục thông dụng cho thợ đốn gỗ, cao bồi, công nhân, thợ khoan dầu và cả nông dân. Một trăm năm sau, nó trở thành trang phục phổ biến của giới trẻ Mỹ và vẫn là loại quần thông dụng nhất đến tận bây giờ.
Công ty do Strauss sáng lập nên, Levi Strauss & Co. (Levi’s), ngày nay vẫn là một tượng đài trong lĩnh vực quần jeans. Tuy nhiên, hãng cũng đã và đang gặp phải những sai lầm lớn khiến cho cho vị thế dẫn đầu bị lung lay. Bởi sau cả trăm năm ra đời cho đến bây giờ Levi’s chỉ sản xuất loại quần ống rộng và Levi’s vẫn tiếp tục bán hàng gần như một mình một kiểu. Ngủ quên trên đỉnh cao, tự đánh mất thế cạnh tranh và kém nhanh nhẹn thay đổi xu hướng là những lý do mà quần jeans của Levi’s trở nên lỗi thời.
Chưa hết, các ông chủ của Levi’s muốn giữ khẩu hiệu “Made in America” nên suốt một thời gian dài họ đã tiếp tục duy trì các nhà máy sản xuất tại Mỹ dù chi phí sản xuất tại đây cao hơn 25% so với các đối thủ vì họ đặt nhà máy ở các thị trường có chi phí rẻ. Kết quả là giá bán của Levi’s quá cao so với các đối thủ dẫn đến sản phẩm bị kém cạnh tranh so với các thương hiệu khác.
Abercrombie & Fitch Được thành lập vào năm 1892 ở Manhattan bởi David T. Abercrombie và Ezra H. Fitch, ban đầu Abercrombie & Fitch là một nhà cung cấp quần áo thể thao nổi tiếng và các hàng hóa phục vụ du lịch, đặc biệt là các loại súng ngắn đắt tiền, cần câu cá và lều trại.Vào năm 1976 Abercrombie & Fitch bị phá sản theo Chương 11 của Hiến pháp, cuối cùng đóng cửa trụ sở cửa hàng chính tại Manhattan vào năm 1977.Thương hiệu này được phục hồi chỉ một thời gian ngắn sau đó, khi vào các năm 1978-79, Oshman's Sporting Goods, một chuỗi cửa hàng tại Houston, đã mua lại tên của công ty phá sản này và danh sách thư tín. Oshman đã khai trương lại A&F như một nhà bán lẻ chuyên nhận đặt hàng bằng đường bưu điện, chủng loại hàng chủ yếu là quần áo đi săn và các mặc hàng quần áo mới. Hãng cũng đồng thời mở các cửa hàng tại Beverly Hills, Dallas, và (giữa những năm thập niên 80) New York City. Cuối cùng, vào năm 1988, Oshman bán thương hiệu của công ty và các cổ phần cho The Limited, một chuỗi cửa hàng quần áo ở Columbus, Ohio.
Thế nhưng, từ những năm 90, hãng đã không nhận ra những thay đổi của giới trẻ khi họ muốn trở nên độc đáo và khác lạ. Đồng thời, người yêu thời trang cũng nhận ra rằng, quần áo của Abercrombie & Fitch quá đắt đỏ. Cổ phiếu của công ty sụt giảm nghiêm trọng trong vòng 5 năm qua, nhiều nhất là năm 2013 tới 30%. Abercrombie & Fitch cũng đang đứng trước nguy cơ 'biến mất' khỏi ngành công nghiệp thời trang.
Hollister Thương hiệu Hollister Co. thuộc sở hữu của Abercrombie & Fitch và sử dụng những chiến thuật marketing giống hệt như Abercrombie & Fitch. Không thay đổi mẫu mã để đáp ứng xu hướng thời trang của giới trẻ, Holister cũng sẽ là thương hiệu thời trang đi theo vết xe đổ của ‘người anh em’.
Cách đây không lâu, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Hollister ở Hàn Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thay vì nhận được những ủng hộ từ phía người dân thì nhãn hàng đến từ Mỹ lại phải đối mặt với cáo buộc phân biệt chủng tộc. Điều này đã ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến danh tiếng bấy lâu nay của Hollister.
American Apparel Hãng thời trang American Apparel là một trong những thương hiệu thời trang dành cho giới trẻ nổi tiếng nhờ giá thành bình dân, thiết kế đa dạng và sở hữu nhiều chiến dịch quảng cáo gây “nóng mắt”. Đây cũng bị coi là thương hiệu thời trang tai tiếng nhất thế giới với vô số chiêu thức quảng cáo nhằm gây sốc. Từ những hình ảnh người mẫu 62 tuổi diện nội y cho đến chiến dịch quảng cáo có hình ảnh người mẫu là người Hồi giáo mặc quần jean để ngực trần với dòng chữ “Made in Baladesh” chắn ngang vòng 1. Chính điều này đã đưa American Apparel lọt vào đầu bảng các danh sách đen của các nhà hoạt động xã hội và gặp nhiều lời la ó yêu cầu đóng cửa do những hình ảnh tai hại mà họ gửi gắm tới cho giới trẻ.
Từng là những hãng thời trang đình đám trên thế giới với hàng ngàn cửa hàng lớn nhỏ trải rộng khắp nhiều châu lục, nhưng 4 hãng thời trang này đều đang gặp phải những vấn đề lớn nhỏ ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của mình.
Jeans Levi's
Những chiếc quần do Strauss sản xuất nhanh chóng trở thành trang phục thông dụng cho thợ đốn gỗ, cao bồi, công nhân, thợ khoan dầu và cả nông dân. Một trăm năm sau, nó trở thành trang phục phổ biến của giới trẻ Mỹ và vẫn là loại quần thông dụng nhất đến tận bây giờ.
Công ty do Strauss sáng lập nên, Levi Strauss & Co. (Levi’s), ngày nay vẫn là một tượng đài trong lĩnh vực quần jeans. Tuy nhiên, hãng cũng đã và đang gặp phải những sai lầm lớn khiến cho cho vị thế dẫn đầu bị lung lay. Bởi sau cả trăm năm ra đời cho đến bây giờ Levi’s chỉ sản xuất loại quần ống rộng và Levi’s vẫn tiếp tục bán hàng gần như một mình một kiểu. Ngủ quên trên đỉnh cao, tự đánh mất thế cạnh tranh và kém nhanh nhẹn thay đổi xu hướng là những lý do mà quần jeans của Levi’s trở nên lỗi thời.
Chưa hết, các ông chủ của Levi’s muốn giữ khẩu hiệu “Made in America” nên suốt một thời gian dài họ đã tiếp tục duy trì các nhà máy sản xuất tại Mỹ dù chi phí sản xuất tại đây cao hơn 25% so với các đối thủ vì họ đặt nhà máy ở các thị trường có chi phí rẻ. Kết quả là giá bán của Levi’s quá cao so với các đối thủ dẫn đến sản phẩm bị kém cạnh tranh so với các thương hiệu khác.
Abercrombie & Fitch
Thế nhưng, từ những năm 90, hãng đã không nhận ra những thay đổi của giới trẻ khi họ muốn trở nên độc đáo và khác lạ. Đồng thời, người yêu thời trang cũng nhận ra rằng, quần áo của Abercrombie & Fitch quá đắt đỏ. Cổ phiếu của công ty sụt giảm nghiêm trọng trong vòng 5 năm qua, nhiều nhất là năm 2013 tới 30%. Abercrombie & Fitch cũng đang đứng trước nguy cơ 'biến mất' khỏi ngành công nghiệp thời trang.
Hollister
Cách đây không lâu, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Hollister ở Hàn Quốc đã chính thức đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thay vì nhận được những ủng hộ từ phía người dân thì nhãn hàng đến từ Mỹ lại phải đối mặt với cáo buộc phân biệt chủng tộc. Điều này đã ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến danh tiếng bấy lâu nay của Hollister.
American Apparel
- >>> Xem thêm:
- Dây lưng cao cấp
- Ví nam cao cấp