Những lỗi thường gặp lần đầu đeo đồng hồ xa sỉ
Theo Bảo Ngọc, khách hàng cần đáp ứng 2 điều kiện tiên quyết để lọt vào waiting list
Nội dung bài viết
Theo Bảo Ngọc, khách hàng cần đáp ứng 2 điều kiện tiên quyết để lọt vào waiting list (danh sách chờ) của các cửa hàng đồng hồ chính hãng, bao gồm số tiền đã tiêu và thời gian đợi.
Cụ thể, đối với Rolex, Ngọc dành hơn 2 năm để trở thành khách hàng thân thiết. Với Richard Mille, cô cần 5 năm để nhận đề nghị mua một số sản phẩm hiếm, giới hạn. Còn Patek Philippe lại yêu cầu khách hàng này mua ít nhất 4 chiếc trước khi nằm trong danh sách chờ sở hữu một số mẫu thủ công, tinh xảo.
“Tôi không thể chờ cả nửa thập kỷ. Đỉnh điểm, tôi phải bấm bụng chi trả khoản chênh lên đến 30.000 - 40.000 USD để ‘chốt đơn’ ngay một mẫu đồng hồ”, nữ doanh nhân này chia sẻ.
Ban đầu, cơ hội tiêu dùng của Ngọc tại cửa hàng chính hãng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian dài theo đuổi thú chơi này, cô nhận được nhiều lời đề nghị mua sắm từ nhãn hàng hơn.
Khi nhìn lại những món đồ đắt gấp đôi mua từ reseller, cô hối hận vì quyết định vội vàng, song không thể đưa ra cách giải quyết khác ở thời điểm đó.
Trong khi đó, Đức Duy (27 tuổi, Hà Nội) mắc lỗi không kiểm tra kỹ sản phẩm, tin tưởng người bán. Có niềm đam mê đặc biệt với đồng hồ cổ điển, anh không thể mua sắm từ cửa hàng chính hãng của thương hiệu do các mẫu anh yêu thích đều dừng sản xuất, không còn trên kệ.
“Nằm vùng” tại thị trường thứ cấp là lựa chọn duy nhất của bác sĩ thú y này. Chia sẻ về khó khăn trong quá trình săn lùng, Đức Duy cho biết không thể kiểm tra trực tiếp một số sản phẩm do người bán sống tại địa phương khác.
“Với một số dòng sản phẩm chờ lâu mới có người bán lại như Rosemont Nostalgia 1978 hay Seiko Solo 7430, tôi nhanh chóng ‘chốt deal’ trước khi người khác xuống tiền”, anh chia sẻ.
Đối với các dòng phụ kiện vintage, linh kiện thay thế cũng không dễ kiếm. Nếu tìm thấy phụ kiện thích hợp, chi phí sửa cũng tương đối cao, đôi khi gần bằng giá trị mẫu đồng hồ.
Ngoài ra, khi mới theo đuổi thú chơi này, Đức Duy cũng chưa xác định rõ ràng phong cách cá nhân. Sau 9 năm đầu tư cho đam mê, anh mới dần hình thành sở thích với đồng hồ cổ điển, phù hợp với xu hướng Satorial mà mình ưa chuộng.
Anh thừa nhận phải loại bỏ một số món phụ kiện không còn thích hợp với style hiện tại. Một số sản phẩm khó thanh lý bị bỏ xó trong tủ đồ, khiến Đức Duy cảm thấy lãng phí.
“Tôi không có nhiều kinh nghiệm bán lại nên không biết định giá. Hơn nữa, tôi cho rằng đồng hồ mình dùng đã cũ đi nhiều, khó thanh lý được giá”, anh nói.
Đừng ngại hỏi
Chia sẻ với Zing, Trọng Hoàng (33 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chủ sở hữu một đại lý phân phối đồng hồ chính hãng, khẳng định rằng 60% khách hàng của anh phạm sai lầm vì ngại hỏi. Các lỗi phổ biến thường gặp là mua nhầm hàng giả, trả giá hớ, nhận về đồng hồ chất lượng thấp (do không kiểm tra kỹ).
Theo Hoàng, nhiều người mua thường tin tưởng một số đơn vị trung gian, người bán quen. Đây là cơ hội để một số reseller trục lợi từ khách hàng, “hét" giá cao hoặc bán ra những sản phẩm kém chất lượng.
Trọng Hoàng thường khuyên người tiêu dùng tự trang bị kiến thức để phân biệt hàng thật - hàng nhái, kiểm tra mẫu mã và máy móc của món đồ trước khi “chốt deal”. Thông tin trên Internet là một nguồn tham khảo dễ tiếp cận, phù hợp với người chơi mọi độ tuổi, điều kiện tài chính.
Ngoài ra, người mua có thể nghe tư vấn, song không nên đặt toàn bộ niềm tin vào người bán. Việc trao đổi thẳng thắn đặc biệt cần thiết. Để tránh đưa ra quyết định sai lầm, khách hàng cần hỏi han rõ ràng về độ mới (% new), số lần sửa chữa/thay máy sản phẩm.
“Nhiều người có tâm lý ái ngại khi hỏi người chơi khác, dẫn đến mua hớ, mua về không sử dụng, lãng phí tiền bạc, công sức”, Hoàng cho biết.
Đối với người mới, Dương Đức khẳng định cửa hàng chính hãng là địa điểm mua sắm an toàn. Mặc dù ban đầu thương hiệu chỉ cung cấp những sản phẩm đại trà, có mức giá phải chăng, song đây cũng là dòng đồng hồ phù hợp với khách hàng mới.
“Sai lầm của một số người là vội vàng săn lùng mẫu hiếm, phiên bản giới hạn từ khi 'chân ướt, chân ráo' gia nhập thị trường. Khi nóng vội sở hữu các item này, họ dễ dàng tạo điều kiện cho đơn vị trung gian kiếm lời”, Đức đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra, việc xác định phong cách cá nhân trước cũng đặc biệt quan trọng. Đây là khâu tiền đề, đặt nền móng cho toàn bộ quá trình theo đuổi đam mê sau đó. Hơn nữa, người chơi phải tự định hướng, không thể nhờ người khác thực hiện hộ khâu này, theo Dương Đức.
Cụ thể, đối với Rolex, Ngọc dành hơn 2 năm để trở thành khách hàng thân thiết. Với Richard Mille, cô cần 5 năm để nhận đề nghị mua một số sản phẩm hiếm, giới hạn. Còn Patek Philippe lại yêu cầu khách hàng này mua ít nhất 4 chiếc trước khi nằm trong danh sách chờ sở hữu một số mẫu thủ công, tinh xảo.
Bảo Ngọc phải trả giá cao gấp 2-3 lần khi mua đồng hồ trên thị trường thứ cấp.
Tuy nhiên, ngay cả khi nhận được thông báo có tên trong danh sách, cô cũng phải chờ thêm khoảng 2 năm để chính thức chạm tay vào chiếc đồng hồ ao ước. Đó là lý do Ngọc nhiều lần chọn mua sắm từ các bên trung gian.“Tôi không thể chờ cả nửa thập kỷ. Đỉnh điểm, tôi phải bấm bụng chi trả khoản chênh lên đến 30.000 - 40.000 USD để ‘chốt đơn’ ngay một mẫu đồng hồ”, nữ doanh nhân này chia sẻ.
Ban đầu, cơ hội tiêu dùng của Ngọc tại cửa hàng chính hãng tương đối khó khăn. Tuy nhiên, sau một thời gian dài theo đuổi thú chơi này, cô nhận được nhiều lời đề nghị mua sắm từ nhãn hàng hơn.
Khi nhìn lại những món đồ đắt gấp đôi mua từ reseller, cô hối hận vì quyết định vội vàng, song không thể đưa ra cách giải quyết khác ở thời điểm đó.
Trong khi đó, Đức Duy (27 tuổi, Hà Nội) mắc lỗi không kiểm tra kỹ sản phẩm, tin tưởng người bán. Có niềm đam mê đặc biệt với đồng hồ cổ điển, anh không thể mua sắm từ cửa hàng chính hãng của thương hiệu do các mẫu anh yêu thích đều dừng sản xuất, không còn trên kệ.
“Nằm vùng” tại thị trường thứ cấp là lựa chọn duy nhất của bác sĩ thú y này. Chia sẻ về khó khăn trong quá trình săn lùng, Đức Duy cho biết không thể kiểm tra trực tiếp một số sản phẩm do người bán sống tại địa phương khác.
“Với một số dòng sản phẩm chờ lâu mới có người bán lại như Rosemont Nostalgia 1978 hay Seiko Solo 7430, tôi nhanh chóng ‘chốt deal’ trước khi người khác xuống tiền”, anh chia sẻ.
Đức Duy từng mắc lỗi không kiểm tra kỹ sản phẩm, dẫn đến nhận về đồng hồ bong tróc, hỏng máy.
Thường xuyên sợ mất thương vụ “hời”, anh phải trả giá khi nhiều lần nhận về sản phẩm tróc da, hỏng máy. Dù yêu thích, Duy không thể đeo những chiếc đồng hồ này ra đường, buộc phải mang đi sửa chữa trước khi sử dụng.Đối với các dòng phụ kiện vintage, linh kiện thay thế cũng không dễ kiếm. Nếu tìm thấy phụ kiện thích hợp, chi phí sửa cũng tương đối cao, đôi khi gần bằng giá trị mẫu đồng hồ.
Ngoài ra, khi mới theo đuổi thú chơi này, Đức Duy cũng chưa xác định rõ ràng phong cách cá nhân. Sau 9 năm đầu tư cho đam mê, anh mới dần hình thành sở thích với đồng hồ cổ điển, phù hợp với xu hướng Satorial mà mình ưa chuộng.
Anh thừa nhận phải loại bỏ một số món phụ kiện không còn thích hợp với style hiện tại. Một số sản phẩm khó thanh lý bị bỏ xó trong tủ đồ, khiến Đức Duy cảm thấy lãng phí.
“Tôi không có nhiều kinh nghiệm bán lại nên không biết định giá. Hơn nữa, tôi cho rằng đồng hồ mình dùng đã cũ đi nhiều, khó thanh lý được giá”, anh nói.
Đừng ngại hỏi
Chia sẻ với Zing, Trọng Hoàng (33 tuổi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chủ sở hữu một đại lý phân phối đồng hồ chính hãng, khẳng định rằng 60% khách hàng của anh phạm sai lầm vì ngại hỏi. Các lỗi phổ biến thường gặp là mua nhầm hàng giả, trả giá hớ, nhận về đồng hồ chất lượng thấp (do không kiểm tra kỹ).
Theo Hoàng, nhiều người mua thường tin tưởng một số đơn vị trung gian, người bán quen. Đây là cơ hội để một số reseller trục lợi từ khách hàng, “hét" giá cao hoặc bán ra những sản phẩm kém chất lượng.
Trọng Hoàng thường khuyên người tiêu dùng tự trang bị kiến thức để phân biệt hàng thật - hàng nhái, kiểm tra mẫu mã và máy móc của món đồ trước khi “chốt deal”. Thông tin trên Internet là một nguồn tham khảo dễ tiếp cận, phù hợp với người chơi mọi độ tuổi, điều kiện tài chính.
Ngoài ra, người mua có thể nghe tư vấn, song không nên đặt toàn bộ niềm tin vào người bán. Việc trao đổi thẳng thắn đặc biệt cần thiết. Để tránh đưa ra quyết định sai lầm, khách hàng cần hỏi han rõ ràng về độ mới (% new), số lần sửa chữa/thay máy sản phẩm.
“Nhiều người có tâm lý ái ngại khi hỏi người chơi khác, dẫn đến mua hớ, mua về không sử dụng, lãng phí tiền bạc, công sức”, Hoàng cho biết.
Những người theo đuổi thú chơi đồng hồ như Bảo Ngọc cần trang bị kiến thức kỹ càng, không ngại hỏi để sở hữu sản phẩm phù hợp.
Đồng tình với Trọng Hoàng, Dương Đức (29 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM), quản lý một cửa hàng đồng hồ, cũng gặp nhiều trường hợp mắc lỗi khi mới theo đuổi thú chơi đồng hồ. Anh cho rằng người chơi cần tốn ít nhất 2-3 năm để hiểu về các thông số, đánh giá, phân biệt món phụ kiện này.Đối với người mới, Dương Đức khẳng định cửa hàng chính hãng là địa điểm mua sắm an toàn. Mặc dù ban đầu thương hiệu chỉ cung cấp những sản phẩm đại trà, có mức giá phải chăng, song đây cũng là dòng đồng hồ phù hợp với khách hàng mới.
“Sai lầm của một số người là vội vàng săn lùng mẫu hiếm, phiên bản giới hạn từ khi 'chân ướt, chân ráo' gia nhập thị trường. Khi nóng vội sở hữu các item này, họ dễ dàng tạo điều kiện cho đơn vị trung gian kiếm lời”, Đức đưa ra lời khuyên.
Ngoài ra, việc xác định phong cách cá nhân trước cũng đặc biệt quan trọng. Đây là khâu tiền đề, đặt nền móng cho toàn bộ quá trình theo đuổi đam mê sau đó. Hơn nữa, người chơi phải tự định hướng, không thể nhờ người khác thực hiện hộ khâu này, theo Dương Đức.
Theo Business Insider, Hamilton Powell, Giám đốc điều hành nền tảng mua sắm đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng Crown & Calibre, chứng kiến nhiều người rời khỏi cửa hàng với quyết định mua sắm sai lầm.
Hamilton Powell cho rằng lỗi phổ biến nhất là chọn đồng hồ không đúng phong cách. Người tiêu dùng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của người thân, bạn bè, tư vấn của nhân viên bán hàng, dẫn đến việc mua về một sản phẩm không phù hợp, ít sử dụng sau này, gây lãng phí.
Tính ứng dụng là ưu tiên hàng đầu khi theo đuổi món phụ kiện này. Những chiếc đồng hồ có thể đổi dây linh hoạt, dễ tìm linh kiện thay thế là một khoản đầu tư xứng đáng, theo Powell.
Hamilton Powell cho rằng lỗi phổ biến nhất là chọn đồng hồ không đúng phong cách. Người tiêu dùng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của người thân, bạn bè, tư vấn của nhân viên bán hàng, dẫn đến việc mua về một sản phẩm không phù hợp, ít sử dụng sau này, gây lãng phí.
Tính ứng dụng là ưu tiên hàng đầu khi theo đuổi món phụ kiện này. Những chiếc đồng hồ có thể đổi dây linh hoạt, dễ tìm linh kiện thay thế là một khoản đầu tư xứng đáng, theo Powell.
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.