Nghị lực của các người mẫu khuyết tật
Nghị lực của các người mẫu khuyết tật. Bỏ mặc vô số lời bàn tán về khiếm khuyết cơ thể, các chân dài tự tin di chuyển trên những đôi chân giả hay đẩy xe lăn trên catwalk để thế giới thấy vẻ đẹp của những người "tàn nhưng không phế".
Nội dung bài viết
Nghị lực của các người mẫu khuyết tật
Nhắc đến người mẫu khuyết tật, giới mộ điệu không thể quên Aimee Mullins. Bị mất đôi chân từ lúc sinh ra nhưng cô từng được tạp chí People bình chọn là một trong 50 phụ nữ đẹp nhất thế giới vào 2007. Bên cạnh đó, chân dài còn xuất hiện trên nhiều tạp chí danh giá như Vogue, Harper's Bazaar, Elle... và được sánh vai với các sao hạng A gồm Eva Longoria, Jennifer Lopez, Beyonce, Laetitia Casta để đại diện cho một hãng mỹ phẩm lớn vào 2011.
Mới đây, hình ảnh người mẫu xe lăn Jillian Mercado trên cuốn catalog mới của nhà bán lẻ thời trang Nordstrom hay Danielle Sheypuk "sải bánh" tại Tuần lễ Thời trang New York cũng khiến làng thời trang bàn tán xôn xao. Người trong giới tin việc xuất hiện ngày một dày đặc của các người mẫu khuyết tật trên sàn catwalk cũng như chiến dịch quảng cáo là tín hiệu cho thấy làng thời trang đang tiến hóa ngày một văn minh.
Dù vậy, để có sự chấp nhận từ làng mốt, các người mẫu đã phải trải qua chặng đường dài. Trước 1999, các chương trình, ấn phẩm thời trang bị thống trị bởi những người mẫu có số đo chuẩn cùng cơ thể và gương mặt lành lặn. Làng thời trang khi ấy gần như nói không với mọi người mẫu có khiếm khuyết.
Đến Tuần thời trang London 1999, hình ảnh vận động viên khuyết tật nổi tiếng một thời, Aimee Mullins, mở màn bộ sưu tập No.13 của Alexander McQueen đã khiến làng mốt nổ ra cuộc tranh luận không ngớt. Bên cạnh sự thán phục trước nghị lực phi thường của người mẫu cụt chân, không ít người lên tiếng chỉ trích nhà thiết kế biến buổi diễn thời trang nghệ thuật thành chương trình kỳ dị.
Với sự kiện này, Alexander McQueen đã tạo ra tiền lệ chưa từng có cho người mẫu khuyết tật tại các chương trình thời trang cao cấp. Tuy vậy, định kiến của làng mốt vẫn không thay đổi nhiều sau buổi giới thiệu bộ sưu tập. Việc người mẫu "không bình thường" xuất hiện trên các sàn diễn chuyên nghiệp vẫn rất hiếm.
9 năm sau, chương trình truyền hình thực tế Britain's Missing Top Model 2008 một lần nữa làm dấy lên cuộc tranh cãi về vai trò của người mẫu khuyết tật trong làng thời trang. Đây là cuộc thi giữa 8 cô gái khuyết tật nhằm giành cơ hội làm việc với nhiếp ảnh gia hàng đầu thế giới Rankin và xuất hiện trên tạp chí Marie Claire.
Chiến thắng cuối cùng thuộc về Kelly Knox, cô gái tóc vàng xinh đẹp bị thiếu tay trái từ lúc lọt lòng. Hàng nghìn khán giả trên khắp thế giới đã bày tỏ sự xúc động, cảm thông với những người mẫu thiếu may mắn nhưng đầy nghị lực này. Cuộc thi cũng mở ra nhiều cơ hội cho Kelly Knox cũng như các thí sinh khác với hàng loạt hợp đồng biểu diễn, quảng cáo từ các thương hiệu thời trang. Đến lúc này, giới mốt mới có cái nhìn cởi mở hơn với các người mẫu khiếm khuyết trên cơ thể.
Năm 2010, nhiều tổ chức bắt đầu sử dụng mẫu khuyết tật trong hình ảnh quảng cáo. Tháng 9/2010, tổ chức CAP48 dùng bức ảnh chụp cơ thể, gương mặt đầy sức sống và cánh tay bị mất của người mẫu xinh đẹp Tanja Kiewitz trong chiến dịch vì quyền lợi của người khuyết tật ở Pháp và Bỉ. Cũng trong năm này, lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi trình diễn toàn các nhà thiết kế và người mẫu khuyết tật mang tên Fashion with Passion được tổ chức trong tại Tuần lễ Thời trang London.
Những năm gần đây, các thương hiệu bắt đầu chú ý đến người khuyết tật nhiều hơn khi chọn người mẫu. Các chiến dịch kêu gọi bảo vệ quyền lợi cho người khuyết tật nổi lên không ngừng, tạo áp lực cho các nhà mốt phải xóa bỏ định kiến cũng như tư duy lối mòn về việc "thời trang chỉ dành cho người có cơ thể bình thường".
Nhà bán lẻ Debenhams liên tiếp sử dụng người mẫu khuyết tật như Shannon Murray, Kelly Knox, Paralympian Stefanie Reid cho các chiến dịch quảng cáo thời trang đường phố của mình. Các tuần lễ thời trang lớn tại Lodon hay New York cũng bắt đầu có sự xuất hiện của các chân dài "không bình thường". Đặc biệt, tại Tuần lễ Thời trang Moscow đầu năm nay, chương trình Fashion without Borders với bộ sưu tập của 30 nhà thiết kế cho người khuyết tật đã chứng minh cho người trong giới thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của những người có cơ thể khiếm khuyết trong cuộc sống hiện đại.
Nhìn chung, chỗ đứng của người mẫu khuyết tật ngày nay có nhiều chuyển biến tích cực. Dù vậy, ý kiến trái chiều về họ còn không ít. Phe phản đối cho rằng nghề mẫu không dành cho người khuyết tật vì họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về hình thể bao gồm đôi chân dài, dáng hình mảnh mai cùng ba vòng cân đối.
Mặc dù vậy, những người mẫu thiếu may mắn vẫn nỗ lực từng ngày để có được sự công nhận như những người bình thường khác. "Người tàn tật đã được chấp nhận trong lĩnh vực thể thao và truyền hình nhưng trong thời trang, đó còn là một con đường dài", người mẫu Kelly Knox khẳng định.
Hoài An
Nhắc đến người mẫu khuyết tật, giới mộ điệu không thể quên Aimee Mullins. Bị mất đôi chân từ lúc sinh ra nhưng cô từng được tạp chí People bình chọn là một trong 50 phụ nữ đẹp nhất thế giới vào 2007. Bên cạnh đó, chân dài còn xuất hiện trên nhiều tạp chí danh giá như Vogue, Harper's Bazaar, Elle... và được sánh vai với các sao hạng A gồm Eva Longoria, Jennifer Lopez, Beyonce, Laetitia Casta để đại diện cho một hãng mỹ phẩm lớn vào 2011.
Mới đây, hình ảnh người mẫu xe lăn Jillian Mercado trên cuốn catalog mới của nhà bán lẻ thời trang Nordstrom hay Danielle Sheypuk "sải bánh" tại Tuần lễ Thời trang New York cũng khiến làng thời trang bàn tán xôn xao. Người trong giới tin việc xuất hiện ngày một dày đặc của các người mẫu khuyết tật trên sàn catwalk cũng như chiến dịch quảng cáo là tín hiệu cho thấy làng thời trang đang tiến hóa ngày một văn minh.
Sau Diesel, mới đây Jillian Mercado vừa được hãng Nordstrom mời làm gương mặt quảng cáo cho sản phẩm của hãng. Ảnh: Thedailybeast. |
Đến Tuần thời trang London 1999, hình ảnh vận động viên khuyết tật nổi tiếng một thời, Aimee Mullins, mở màn bộ sưu tập No.13 của Alexander McQueen đã khiến làng mốt nổ ra cuộc tranh luận không ngớt. Bên cạnh sự thán phục trước nghị lực phi thường của người mẫu cụt chân, không ít người lên tiếng chỉ trích nhà thiết kế biến buổi diễn thời trang nghệ thuật thành chương trình kỳ dị.
Với sự kiện này, Alexander McQueen đã tạo ra tiền lệ chưa từng có cho người mẫu khuyết tật tại các chương trình thời trang cao cấp. Tuy vậy, định kiến của làng mốt vẫn không thay đổi nhiều sau buổi giới thiệu bộ sưu tập. Việc người mẫu "không bình thường" xuất hiện trên các sàn diễn chuyên nghiệp vẫn rất hiếm.
Người mẫu khuyết tật Aimee Mullins khiến làng thời trang xôn xao khi mở màn cho bộ sưu tập của Alexander McQueen vào năm 1999. Ảnh: Blogspot. |
Chiến thắng cuối cùng thuộc về Kelly Knox, cô gái tóc vàng xinh đẹp bị thiếu tay trái từ lúc lọt lòng. Hàng nghìn khán giả trên khắp thế giới đã bày tỏ sự xúc động, cảm thông với những người mẫu thiếu may mắn nhưng đầy nghị lực này. Cuộc thi cũng mở ra nhiều cơ hội cho Kelly Knox cũng như các thí sinh khác với hàng loạt hợp đồng biểu diễn, quảng cáo từ các thương hiệu thời trang. Đến lúc này, giới mốt mới có cái nhìn cởi mở hơn với các người mẫu khiếm khuyết trên cơ thể.
Năm 2010, nhiều tổ chức bắt đầu sử dụng mẫu khuyết tật trong hình ảnh quảng cáo. Tháng 9/2010, tổ chức CAP48 dùng bức ảnh chụp cơ thể, gương mặt đầy sức sống và cánh tay bị mất của người mẫu xinh đẹp Tanja Kiewitz trong chiến dịch vì quyền lợi của người khuyết tật ở Pháp và Bỉ. Cũng trong năm này, lần đầu tiên trong lịch sử, một buổi trình diễn toàn các nhà thiết kế và người mẫu khuyết tật mang tên Fashion with Passion được tổ chức trong tại Tuần lễ Thời trang London.
Chương trình "Fashion without Borders" tại Tuần lễ Thời trang Moscow đầu năm nay thu hút được nhiều sự chú ý của công chúng. Ảnh: Beaumonsterprise. |
Nhà bán lẻ Debenhams liên tiếp sử dụng người mẫu khuyết tật như Shannon Murray, Kelly Knox, Paralympian Stefanie Reid cho các chiến dịch quảng cáo thời trang đường phố của mình. Các tuần lễ thời trang lớn tại Lodon hay New York cũng bắt đầu có sự xuất hiện của các chân dài "không bình thường". Đặc biệt, tại Tuần lễ Thời trang Moscow đầu năm nay, chương trình Fashion without Borders với bộ sưu tập của 30 nhà thiết kế cho người khuyết tật đã chứng minh cho người trong giới thấy tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của những người có cơ thể khiếm khuyết trong cuộc sống hiện đại.
Nhìn chung, chỗ đứng của người mẫu khuyết tật ngày nay có nhiều chuyển biến tích cực. Dù vậy, ý kiến trái chiều về họ còn không ít. Phe phản đối cho rằng nghề mẫu không dành cho người khuyết tật vì họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe về hình thể bao gồm đôi chân dài, dáng hình mảnh mai cùng ba vòng cân đối.
Mặc dù vậy, những người mẫu thiếu may mắn vẫn nỗ lực từng ngày để có được sự công nhận như những người bình thường khác. "Người tàn tật đã được chấp nhận trong lĩnh vực thể thao và truyền hình nhưng trong thời trang, đó còn là một con đường dài", người mẫu Kelly Knox khẳng định.
Hoài An
- >>> Xem thêm:
- Xưởng bỏ sỉ quần jean nữ uy tín
- xưởng chuyên sỉ quần jean nam
- xưởng may quần jean nam giá sỉ