Diện đồ sang chảnh thời ‘suy thoái kinh tế’
Kể từ khi đại dịch Covid-19 kéo theo cơn khủng hoảng kinh tế, các mô hình cho thuê quần áo đang tạo nên cơn sốt khắp toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Nội dung bài viết
Kể từ khi đại dịch Covid-19 kéo theo cơn khủng hoảng kinh tế, các mô hình cho thuê quần áo đang tạo nên cơn sốt khắp toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Để nói về chuyện thuê quần áo, kỳ thực đây là một ý tưởng vừa cũ vừa mới. Cũ ở chỗ hẳn ai ai trong chúng ta cũng từng nghĩ tới chuyện này, nhưng lại mới ở khoản làm sao để hiện thực hóa được nó giữa thời thế mà chủ nghĩa tiêu dùng tăng cao chóng mặt như hiện tại mới hay.
Tại các cường quốc kinh tế như Mỹ, Anh, Ấn Độ và cả Trung Quốc; thuê quần áo đã trở thành xu hướng phát triển bứt tốc - song hành cùng sự lên ngôi của thời trang second-hand. Hàng loạt nền tảng như Rent the Runway, The Rotation hay Seasons ăn nên làm ra và được rót vốn hàng triệu đô trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên tại Việt Nam, chuyện "cũ người mới ta" mới chỉ được áp dụng triệt để trong khoản mua đứt chứ hiếm ai hó hé thuê mặc qua ngày. Chưa kể, ngay trong mô hình này cũng có tồn tại một số bất cập mãi chưa giải quyết xong xuôi...
Lợi ích của thuê quần áo
Đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là tính TIẾT KIỆM. Chẳng hạn, thay vì cắn răng mua một chiếc đầm cảnh vẻ đà để đi ăn cưới và chưa biết khi nào mặc lại thì bạn có thể tìm đến các nền tảng cho thuê quần áo với chi phí chỉ bằng một phần giá gốc. Xin mách nhỏ, khoản chi phí này thậm chí còn "dễ thương" hơn nếu bạn đăng ký làm thành viên thường trực. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tiêu dùng cộng hưởng tâm lý chen vai thích cánh cùng chị em vừa khiến túi tiền của bạn dễ tổn thương, vừa khiến nhà cửa bộn bừa gấp nhiều lần. Ngay đến "thánh nữ dọn dẹp" Marie Kondo còn thừa nhận bản thân đã thả lỏng hơn, chẳng thèm ngăn nắp như thời son rỗi thì liệu bạn sẽ xử trí sao với cái tủ đồ phình to ra từng ngày?
Và cuối cùng, xu hướng thuê quần áo để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày được coi như giải pháp đối phó với hiện trạng Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG đang ngày càng trầm trọng. Cụ thể là tính bền vững của các mô hình cho thuê quần áo được giới thời trang nhiệt liệt ủng hộ. Nói đâu xa, ngay khi năm 2023 mới chạm ngõ, loạt báo Vogue đã nhiệt tình dẫn dắt giới mộ điệu tới loạt tên cộm cán lẫn mới mẻ như Nuuly (chuyên cho thuê trang phục trẻ và bình dân từ Free People và Urban Outfitters) hoặc Nova Octo (chuyên cho thuê đầm dạ hội từ LaQuan Smith và Carolina Herrera)... Dân tình cũng nhờ thế mà được mở rộng tầm mắt, chắt lọc nhiều lựa chọn thú vị. Tại Việt Nam các dịch vụ cho thuê quần áo chỉ mới manh nha. Cái tên nổi bật và đang được chú ý gần đây là Rentzy khi quy tụ số lượng đồ sộ trang phục từ các thương hiệu nội địa tiếng tăm như CHATS, CICI, SBHN, Dear José, Lane JT, L'espoir, White Plan, Wephobia... Ngay cả một số sáng tạo từ các NTK Việt như Chung Thanh Phong và Huy Trần cũng có trong bộ sưu tập của dịch vụ này.
Được biết, các sản phẩm vốn được Rentzy mua đứt và phân phối với mức giá tỉ lệ theo giá gốc. Chẳng hạn một chiếc đầm dài của CHATS với giá gốc 5tr175k sẽ được cho thuê với giá 1tr440k và giảm còn... 750k nếu đăng ký thành viên. Nhưng cũng nảy sinh bất cập... Tưởng chừng guồng quay đã ổn định thì mới đây, dân tình lại ngã ngửa trước thông tin mô hình cho thuê quần áo số 1 hiện nay Rent The Runway quyết định mở bán đồ mới trên Amazon. Ngoài việc gia tăng nhận thức thương hiệu thì hơn hết, động thái này giúp Rent The Runway xử lý hàng tồn kho từ các nhà thiết kế. Giới chuyên gia lại lo ngại cái bắt tay giữa Rent The Runway với nhà bán lẻ sẽ làm lệch hướng kim chỉ nam của mô hình cho thuê quần áo, chưa kể tạo động lực thêm cho thực trạng sản xuất/tiêu dùng quá mức.
Được biết Rent The Runway phát triển dòng sản phẩm này dựa trên dữ liệu thu thập được từ hơn 120.000 khách hàng chủ động. Số lượng sản phẩm cũng tương đối hạn chế. Francois Souchet, lãnh đạo toàn cầu về tính bền vững cho biết: "Quan ngại lớn nhất xung quanh mô hình cho thuê quần áo là nó có thể gián tiếp dẫn tới gia tăng tiêu dùng, đồng thời cắm rễ trong khách hàng ý niệm rằng việc mỗi món quần áo chỉ mặc lướt một lần là hoàn toàn bình thường". Bên cạnh đó, việc điều phối ra sao để từng món quần áo được sử dụng đều đặn và tuần hoàn như nhau vẫn là bài toán nan giải.
Mặt tích cực là tự sản xuất khiến Rent The Runway phải chứng trách nhiệm của họ với công cuộc thúc đẩy thời trang bền vững. Các yếu tố xung quanh nguyên vật liệu, nhân công, hóa chất, nguồn năng lượng... cũng như tiêu chuẩn đạo đức đều được coi trọng. Hiện Rent The Runway đang đặt mục tiêu giảm lượng khí thải ròng xuống bằng 0 vào năm 2040, cũng như chọn lọc nguồn nguyên liệu bền vững chủ yếu từ bông và polyester. Mặc dù Amazon đang xếp bét trong mắt các chuyên gia bền vững, bộ sậu Rent The Runway vẫn tin rằng nước đi này có thể kéo một lượng khách khổng lồ của tập đoàn bán lẻ rời xa guồng quay thời trang nhanh. Logic của Rent The Runway là sản xuất ít hơn thông qua cho thuê và bán lại, đồng thời sản phẩm mang chất lượng cao sẽ giúp khách hàng tránh xa thời trang nhanh. Mỗi tội hướng đến tính bền vững là thế nhưng vô vàn ý kiến cho rằng sự hiện diện của Amazone, tức "ông trùm" chủ nghĩa tiêu dùng siêu tốc, đã khiến lý tưởng của Rent The Way trở nên vô nghĩa.
Giải pháp tối ưu của dịch vụ thuê quần áo
Dựa trên một nghiên cứu về các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong ngành thời trang, các chuyên gia đã kết luận: "Mô hình cho thuê quần áo nhiều lần trước khi bán lại là mô hình có tiềm năng tác động đến xã hội cũng như tính thương mại cao nhất. Số lần thuê tối ưu ở đây là 50 lần. Tuy nhiên chi phí hậu cần có thể biến thiên."
Trở ngại lớn của việc cho thuê quần áo là tương tự như bán đứt, chắc chắn có những sản phẩm được ưa chuộng và số còn lại bị thờ ơ. Làm sao để vòng tuần hoàn ngang bằng với mọi sản phẩm là điều không tưởng. Tại Việt Nam, mô hình này còn gặp trúc trắc, đặc biệt ở khâu vận hành. Các sản phẩm nội địa cũng chưa tạo được giá trị tinh thần cho khách hàng như thời trang quốc tế, khiến giới khách đắn đo nhiều ngay cả khi chỉ bỏ tiền thuê. Cuối cùng, ý thức của từng khách hàng chính là yếu tố "chí mạng" với mọi ngành dịch vụ.
Suy cho cùng, vì những trở ngại trên nên cho thuê quần áo ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng nhưng để phát triển tằng tằng thì khá khó. Mô hình này nghiêng nhiều cái lợi hơn về phía khách hàng, nhất là những ai "đánh hơi" thấy sự bất ổn trong nền kinh tế. Và nếu kết hợp giữa thuê và mua thời trang một cách hợp lý, chúng ta có thể dễ dàng xoa dịu túi tiền, tích cóp cho nhiều mục đích lớn lao hơn trong năm nay và các năm sắp tới.
Để nói về chuyện thuê quần áo, kỳ thực đây là một ý tưởng vừa cũ vừa mới. Cũ ở chỗ hẳn ai ai trong chúng ta cũng từng nghĩ tới chuyện này, nhưng lại mới ở khoản làm sao để hiện thực hóa được nó giữa thời thế mà chủ nghĩa tiêu dùng tăng cao chóng mặt như hiện tại mới hay.
Tại các cường quốc kinh tế như Mỹ, Anh, Ấn Độ và cả Trung Quốc; thuê quần áo đã trở thành xu hướng phát triển bứt tốc - song hành cùng sự lên ngôi của thời trang second-hand. Hàng loạt nền tảng như Rent the Runway, The Rotation hay Seasons ăn nên làm ra và được rót vốn hàng triệu đô trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên tại Việt Nam, chuyện "cũ người mới ta" mới chỉ được áp dụng triệt để trong khoản mua đứt chứ hiếm ai hó hé thuê mặc qua ngày. Chưa kể, ngay trong mô hình này cũng có tồn tại một số bất cập mãi chưa giải quyết xong xuôi...
Lợi ích của thuê quần áo
Đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là tính TIẾT KIỆM. Chẳng hạn, thay vì cắn răng mua một chiếc đầm cảnh vẻ đà để đi ăn cưới và chưa biết khi nào mặc lại thì bạn có thể tìm đến các nền tảng cho thuê quần áo với chi phí chỉ bằng một phần giá gốc. Xin mách nhỏ, khoản chi phí này thậm chí còn "dễ thương" hơn nếu bạn đăng ký làm thành viên thường trực.
Sau 2 năm chống chọi với Covid-19 và giờ là cơn bão giá, chắc chắn thuê quần áo sẽ trở thành từ khóa quan trọng đối với các chị em mong muốn nâng cao chất lượng sống nhưng giảm thiểu chi phí sinh hoạt.
Và cuối cùng, xu hướng thuê quần áo để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày được coi như giải pháp đối phó với hiện trạng Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG đang ngày càng trầm trọng. Cụ thể là tính bền vững của các mô hình cho thuê quần áo được giới thời trang nhiệt liệt ủng hộ. Nói đâu xa, ngay khi năm 2023 mới chạm ngõ, loạt báo Vogue đã nhiệt tình dẫn dắt giới mộ điệu tới loạt tên cộm cán lẫn mới mẻ như Nuuly (chuyên cho thuê trang phục trẻ và bình dân từ Free People và Urban Outfitters) hoặc Nova Octo (chuyên cho thuê đầm dạ hội từ LaQuan Smith và Carolina Herrera)... Dân tình cũng nhờ thế mà được mở rộng tầm mắt, chắt lọc nhiều lựa chọn thú vị.
gif
.
Thuê quần áo hàng ngày được coi như giải pháp đối phó với hiện trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Được biết, các sản phẩm vốn được Rentzy mua đứt và phân phối với mức giá tỉ lệ theo giá gốc. Chẳng hạn một chiếc đầm dài của CHATS với giá gốc 5tr175k sẽ được cho thuê với giá 1tr440k và giảm còn... 750k nếu đăng ký thành viên.
Với chi phí khoảng tầm 1/7 giá gốc nếu chịu khó đăng ký thành viên, mô hình thuê quần áo tại Việt Nam hẳn sẽ lọt vào mắt xanh của các chị em đang lên kế hoạch chi tiêu tỉ mỉ cho năm 2023 này.
Được biết Rent The Runway phát triển dòng sản phẩm này dựa trên dữ liệu thu thập được từ hơn 120.000 khách hàng chủ động. Số lượng sản phẩm cũng tương đối hạn chế.
Với các chuyên gia về thời trang bền vững, việc Rent The Runway nới rộng lĩnh vực từ cho thuê sang bán quần áo mới chính là "phản đề" của nỗ lực giảm thiểu tiêu dùng nhiều năm qua.
Mặt tích cực là tự sản xuất khiến Rent The Runway phải chứng trách nhiệm của họ với công cuộc thúc đẩy thời trang bền vững. Các yếu tố xung quanh nguyên vật liệu, nhân công, hóa chất, nguồn năng lượng... cũng như tiêu chuẩn đạo đức đều được coi trọng. Hiện Rent The Runway đang đặt mục tiêu giảm lượng khí thải ròng xuống bằng 0 vào năm 2040, cũng như chọn lọc nguồn nguyên liệu bền vững chủ yếu từ bông và polyester. Mặc dù Amazon đang xếp bét trong mắt các chuyên gia bền vững, bộ sậu Rent The Runway vẫn tin rằng nước đi này có thể kéo một lượng khách khổng lồ của tập đoàn bán lẻ rời xa guồng quay thời trang nhanh.
Giải pháp tối ưu của dịch vụ thuê quần áo
Dựa trên một nghiên cứu về các mô hình kinh doanh tuần hoàn trong ngành thời trang, các chuyên gia đã kết luận: "Mô hình cho thuê quần áo nhiều lần trước khi bán lại là mô hình có tiềm năng tác động đến xã hội cũng như tính thương mại cao nhất. Số lần thuê tối ưu ở đây là 50 lần. Tuy nhiên chi phí hậu cần có thể biến thiên."
Trở ngại lớn của việc cho thuê quần áo là tương tự như bán đứt, chắc chắn có những sản phẩm được ưa chuộng và số còn lại bị thờ ơ. Làm sao để vòng tuần hoàn ngang bằng với mọi sản phẩm là điều không tưởng.
Thuê quần áo tại Việt Nam được đánh giá là mô hình kinh doanh có tiềm năng nhưng để phát triển tằng tằng thì khá khó.
Suy cho cùng, vì những trở ngại trên nên cho thuê quần áo ở Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng nhưng để phát triển tằng tằng thì khá khó. Mô hình này nghiêng nhiều cái lợi hơn về phía khách hàng, nhất là những ai "đánh hơi" thấy sự bất ổn trong nền kinh tế. Và nếu kết hợp giữa thuê và mua thời trang một cách hợp lý, chúng ta có thể dễ dàng xoa dịu túi tiền, tích cóp cho nhiều mục đích lớn lao hơn trong năm nay và các năm sắp tới.
Theo Thể Thao & Văn Hoá